Sùi mào gà có ngứa không và người bệnh nên làm gì khi mắc bệnh?
Sùi mào gà có ngứa không là điều mà nhiều người bệnh lo lắng khi xuất hiện những triệu chứng trên cơ thể. Theo các chuyên gia, ở mỗi người lại có một số triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ vấn đề này để có cách xử trí phù hợp khi mắc bệnh.
Bệnh sùi mào gà có ngứa không?
Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục là bệnh do virus HPV gây ra, sau thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sùi có màu hồng, hơi mềm, bề mặt sần sùi, mọc đơn lẻ (nếu ở giai đoạn đầu), mọc thành từng cụm (ở giai đoạn nặng).
Ở nam giới, những nốt sùi thường xuất hiện ở bìu, thân dương vật, rãnh bao quy đầu, bẹn, hậu môn… Với nữ giới, thường mọc ở âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, âm hộ, xung quanh âm đạo, cổ tử cung… Ngoài ra, sùi mào gà còn xuất hiện tại các vị trí khác trên cơ thể như miệng, tay chân, cổ họng, lưỡi…
Vậy, bệnh sùi mào gà có ngứa không? Ở giai đoạn đầu, sùi mào gà không gây ngứa và đau đớn cho người bệnh. Các chuyên gia cũng cho rằng, bản chất của các nốt sùi mào gà là không gây ngứa và đau.
Sùi mào gà có ngứa không – Giai đoạn đầu bệnh sẽ không gây ngứa
Chính vì không gây ngứa nên người bệnh thường bỏ qua không thăm khám khiến cho các nốt sùi lớn hơn về kích thước gây khó chịu.
Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, nghiêm trọng, khi các mụn sùi mào gà phát triển thành từng mảng, từng cụm, dễ bị chảy dịch, chảy mủ sẽ gây ngứa cho người bệnh.
**Lưu ý: Một số trường hợp sùi mào gà ở giai đoạn đầu có thể gây ngứa rát. Nguyên nhân là do người bệnh dùng tay gãi các mụn sùi làm cho vùng da bị tổn thương dẫn đến hiện tượng phản ứng ngứa tự nhiên của da.
Ngứa do mắc sùi mào gà có nên gãi không?
Tuy là bệnh xã hội nhưng sùi mào gà cũng thuộc nhóm bệnh ngoài da. Chính vì vậy, người bệnh khi mắc sùi mào gà không nên dùng tay gãi vào các mụn. Nếu gãi bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:
- Dùng tay gãi các vết sùi mào gà sẽ có hiện tượng lở loét, khiến tình trạng ngứa trở nên dữ dội hơn.
- Khi gãi, virus HPV có mặt ở các mụn sùi sẽ lan rộng ra các vùng da khác làm cho tình trạng sùi mào gà có nguy cơ lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể.
- Khi các nốt sùi bị lở loét do gãi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm ở bề mặt da. Điều này làm cho người bệnh mắc thêm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, giang mai.
Không được gãi khi bị sùi mào gà
- Khi gãi nốt sùi mào gà gây lở loét, nếu người khác có vết thương hở vô tình chạm vào sẽ lây nhiễm sang cho người khác.
- Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn cố tình gãi để giảm ngứa. Nhưng việc làm này sẽ gây ra những khó khăn trong điều trị bệnh.
Nên làm gì khi mắc bệnh sùi mào gà?
Sùi mào có thể tự khỏi và không cần phải điều trị nếu như các triệu chứng bệnh không gây ra khó chịu, ngứa ngáy cho bạn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Do vậy, khi mắc bệnh bạn nên thực hiện những việc sau:
- Tạm thời ngưng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh sang cho bạn tình.
- Đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Khi các nốt sùi xuất hiện và gây ngứa tuyệt đối không gãi vì sẽ dẫn đến những hậu quả mà chúng tôi đề cập đến ở trên.
- Khi được chỉ định điều trị bạn tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Không tự ý thêm bớt liều lượng, ngưng giữa chừng vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.
Ngưng quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh
Như vậy, sùi mào gà có ngứa không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và cơ địa của mỗi người. Người bệnh hãy lưu ý là không được gãi khi có các nốt sùi vì sẽ gây lở loét và khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm: 4 cách chữa sùi mào gà cho hiệu quả tốt nhất hiện nay và những lưu ý quan trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!