Sự khác nhau giữa các dạng dị ứng giúp bạn phân biệt để điều trị
Các bệnh lý trên da rất đa dạng nhưng triệu chứng có thể tương tự nhau. Do đó dễ gây nhầm lẫn khiến quá trình điều trị khó đạt kết quả như mong muốn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân biệt các loại bệnh lý trên da trong nội dung bài viết hôm nay.
>>> 9 mẹo vô cùng hữu ích nếu bạn thường xuyên bị dị ứng nổi mề đay
>>> Mẹ con tôi đã thoát khỏi bệnh viêm da dị ứng nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Viêm da tiếp xúc
Tình trạng dị ứng này có triệu chứng đặc trưng là các hiện tượng phát ban đi kèm cảm giác ngứa ngáy. Nguyên nhân có thể do lông động vật (chó, mèo) hoặc chất tẩy rửa (xà phòng, sữa tắm).
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên.
Viêm da dị ứng (Chàm)
Nếu trong gia đình có thành viên bị chàm thì nguy cơ mắc viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ cao hơn. Trẻ bị bệnh chàm cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh dị ứng sau khi trưởng thành. Đó có thể là viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay dị ứng thực phẩm.
Hình ảnh viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng thường là do da quá khô. Bệnh lý có thể cấp tính hoặc mạn tính. Triệu chứng là phát ban có màu đỏ và sưng. Da sần dày hơn nếu bệnh mạn tính.
Nổi mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng xuất hiện các nốt sưng lớn có màu đỏ trên da. Đây là một phản ứng miễn dịch toàn thân mà dị nguyên gây ra có thể là do thực phẩm, phấn hoa, lông động vật, thuốc, côn trùng, thời tiết, ánh sáng hoặc thậm chí là căng thẳng.
Nổi mề đay có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Khi đó được gọi là nổi mề đay mạn tính. Các nốt sưng phồng trên da có kích thước và hình dạng khác nhau, gây ngứa nhưng không đau.
Khi khỏi bệnh, vị trí vùng da tổn thương không khác màu so với các vùng da khác.
Hiện tượng nổi mề đay.
Nổi mề đay thường xuất hiện ở cánh tay, chân và bụng. Trong các dị nguyên tiêu biểu kể trên, có 3 loại dị nguyên phổ biến nhất gây ra nổi mề đay.
Dị ứng thực phẩm
Trẻ em là đối tượng thường bị dị ứng thực phẩm. Theo đó, bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra hiện tượng dị ứng nhưng phổ biến nhất là protein có trong sữa bò, lòng trắng trứng, đậu phộng, lúa mì và đậu nành.
Theo thống kê của Tổ chức Dị ứng thức ăn và Nhạy cảm với thực phẩm của Nam Phi (SAFFA), 2,5% trẻ em ở Cape Town bị dị ứng với thực phẩm, phổ biến là trứng, đậu phộng và sữa. Một số nguyên nhân khác gây dị ứng ở trẻ là: Trái cây, động vật có vỏ, chất bảo quản và chất tạo màu.
Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xảy ra trong vòng 5 phút hoặc nửa giờ sau khi ăn. Đôi khi rất khó để xác định chính xác loại thức ăn nào gây ra tình trạng dị ứng.
Dị ứng thuốc
Dị ứng với thuốc kháng sinh nhóm Penicillin là phổ biến nhất. Tên các loại thuốc thường gây dị ứng có thể được kể tên bao gồm:
- Aspirin và thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ bắp, thuốc gây mê
- Thuốc gây tê tại chỗ
- Thuốc nhuộm được tiêm vào máu trong quá trình chụp X quang
Thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
Một số loại thuốc khác gây ra tình trạng dị ứng nhưng phản ứng chậm hơn đó là:
- Sunfat
- Barbiturat
- Thuốc chống co giật
Trên đây là thông tin về các dạng dị ứng thường gặp mà mọi người cần chú ý. Với mỗi dạng bệnh sẽ có những phương pháp điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt khác nhau. Do đó, mọi người cần nhận biết về các bệnh phổ biến này, khi phát hiện dấu hiệu bất thường sẽ có phương án can thiệp, xử lý hiệu quả, kịp thời.
Đọc ngay: 4 Loại thuốc bôi trị dị ứng da hiệu quả nhanh, an toàn người bệnh nên chọn
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!