Nổi mề đay kiêng ăn gì? Bị mề đay nên ăn gì?
Nổi mề đay kiêng ăn gì? là lo lắng, thắc mắc dễ hiểu của những người có cơ địa dị ứng thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì? mề đay nên ăn gì? để tốt cho bệnh?
Nổi mề đay kiêng ăn gì?
Theo TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (Trường ĐH Y Dược Tp.HCM) cho biết, để điều trị bệnh nổi mề đay, bên cạnh dùng thuốc thì việc kiêng kỵ trong ăn uống cũng có tác dụng quan trọng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ sau:
- Trong giai đoạn cấp tính: Cần giảm đường và muối trong chế độ ăn. Lý do là vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, còn lượng muối nhiều sẽ gây kích thích thần kinh ngoại biên.
- Trong trường hợp đang phù nề, rịn nước: Nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước hơn bình thường.
Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Mỹ) cho biết, dị ứng thực phẩm là một trong 3 nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu, vì thế để bệnh không tái phát cần ghi nhớ những thực phẩm gây dị ứng nổi mề đay. Trong số đó, một số thực phẩm dưới đây nằm trong danh sách dễ gây dị ứng nổi mề đay cần lưu ý:
>>> Nên đọc: Nổi mề đay có nguy hiểm không? – Những biến chứng “đáng sợ” không thể bỏ qua
✔️ Lạc
Các ptotein dự trữ có trong củ lạc là thủ phạm có thể gây dị ứng, nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cây sau này. Vicilin và albumin là hai protein gây dị ứng mạnh nhất và vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, tuy nhiên lạc nướng gây dị ứng nhiều hơn lạc luộc hay rang.
1 miligam là ngưỡng gây dị ứng lạc được ghi nhận (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500-1000 mg). Điều này có nghĩa rằng 1/1.000 hạt lạc cũng có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân.
✔️ Thịt bò, sữa bò
Casein và protein huyết thanh là loại protein trong thịt bò và sữa bò dễ gây nên phản ứng dị ứng, vì vậy mà không ít người, nhất là trẻ nhỏ sau khi ăn uống nhóm thực phẩm này đã phản ứng gây dị ứng.
Protein này cũng có ở trong các loại động vật có vú khác tuy nhiên không nhiều như ở thịt bò và sữa bò nên bạn có thể cân nhắc hạn chế đối với trẻ thường xuyên gặp phải bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
✔️ Rượu, bia, nước có ga
Rượu bia cũng là một trong những thành phần dễ gây mề đay mẩn ngứa, khi mà vitamin nhóm B có trong rượu bia, nước có ga dễ gây kích ứng tới các tế bào thần kinh từ đó gây nên tình trạng mẩn ngứa da, nổi đỏ. Tuy nhiên thì hầu hết người bị ứng bia rượu thường nhẹ, không gây nên tình trạng sốc phản vệ.
✔️ Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng mẩn cảm nhất, một số loại thực phẩm như: tôm, các loại cá, cua, ghẹ, mực …Do trong nhóm thực phẩm này có thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm gây nên tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa.
Khi bị dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện nổi mề đay ngứa ra bên ngoài cơ thể mà chúng còn gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân có thể gây sốc phản vệ và vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người nghĩ rằng ở nhiệt độ cao thì nó sẽ không còn gây ra tình trạng dị ứng nữa nhưng hoàn toàn không phải vậy. Ở nhiệt độ cao cũng không thể chuyển hóa parvalbumin nên phản ứng dị ứng vẫn diễn ra, hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh tình trạng sốc phản vệ.
✔️ Các loại thực phẩm khác
Một số loại thực phẩm khác cũng nằm trong danh sách dễ gây dị ứng với cơ thể như các loại nấm, bơ, trứng, hạt tiêu, măng… Có thể nói rằng, có vô vàn loại thực phẩm có thể gây dị ứng với cơ thể, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của mỗi người vì vậy ngay khi bị dị ứng bạn nên kiểm tra ngay lại chế độ ăn của mình trước đó để phát hiện bệnh từ đó ngăn chặn tình trạng dị ứng mẩn ngứa tiếp tục tiếp diễn ra.
Một số món ăn hỗ trợ điều trị mề đay
Theo BS. Nguyễn Anh Tuấn, người bị mề đay nên ăn chế độ ăn có nhiều vitamin A,B,C và ăn những thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón.
Theo đó, Lương y Thanh Ngọc (Hội Đông y Việt Nam) chia sẻ một số món ăn hỗ trợ điều trị nổi mề đay như sau:
1. Cháo khổ qua, rau muống và tim lợn
>>> Thông tin bổ sung: Bệnh mề đay nên kiêng gì? Và nên làm gì để bệnh nhanh khỏi nhất?
– Chuẩn bị:
- 1 quả tim lợn
- 60g khổ qua (mướp đắng)
- 40g rau muống
- 60g gạo tẻ
- Và gia vị vừa đủ
– Cách thực hiện:
Tim lợn bổ làm tư rồi rửa sạch. Gạo vo sạch. Cho hai nguyên liệu vào đun thành cháo chín kỹ, cho khổ qua vào đun tiếp, sau đó cho rau muống vào đun một lát, nêm gia vị. Chia ăn 2 lần trong ngày.
– Công dụng:
Khổ qua có tính mát, thanh nhiệt, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa và mát da. Ngoài ra, rau muống có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng tiêu động, tiêu phù. Tim lợn bổ tâm, gạo tẻ bổ tỳ. Đây là món ăn thích hợp cho người bị mề đay hay tái phát.
2. Cháo chi tử, hạt sen
– Chuẩn bị:
- Chi tử (16g)
- Hạt sen (20g)
- Gạo tẻ (70g)
- Gia vị vừa đủ
– Cách làm:
Hạt sẽ ngâm trong nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Sau đó cho gạo và hạt sen vào nồi nước thuốc chi tử nấu thành cháo. Khi ăn nêm gia vị, chia ăn ngày 2 lần.
– Công dụng:
Hạt sen có tác dụng bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch. Chi tử có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, tả hỏa, an thần. Bài thuốc phù hợp cho bệnh nhân mề đay bị ngứa nhiều, toàn thân nóng, mặt đỏ…
3. Cháo rau má, đậu xanh
– Chuẩn bị:
- 70g rau má
- 30g đậu xanh
- 40g gạo tẻ
- Gia vị vừa đủ.
– Cách làm:
Rau má rửa sạch rồi cắt ngắn thành khúc, đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo vo sạch. Cho đậu xanh và gạo nấu thành cháo chín, sau đó cho rau má vào đun thêm một lát là được.
– Công dụng:
Rau má có tính mát, nhuận gan, kháng viêm, tiêu độc. Còn đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chống dị ứng. Món ăn này phù hợp với người bị mề đay do cơ địa dị ứng thời tiết, hay tái phát.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh mày đay:
Ăn uống đúng cách là cách tốt nhất để phòng và hạn chế bệnh mề đay. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phù hợp với trường hợp mắc mề đay ở mức độ nhẹ. Về lâu về dài, người bệnh vẫn cần biện pháp khắc phục tối ưu và bền vững hơn. Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh đã và đang là lựa chọn của nhiều người Việt hiện nay.
>>> Để tìm hiểu chi tiết về bài thuốc, quý người bệnh click xem ngay.
Ưu điểm của bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh đặc trị bệnh mề đay, mẩn ngứa
Mề đay mẩn ngứa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh, người bệnh cần liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.
– Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình – Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 – Zalo: 0963 302 349
– Địa chỉ: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768 Website: https://dominhduong.com/ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!