Bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người và cách ngăn ngừa

Dị ứng thời tiết là tình trạng nhiều người bệnh gặp phải mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cơ thể xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu nổi mẩn đỏ khắp người. Cần điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường để kịp thời ngăn chặn sự phát triển, lây lan.

>> Đọc nhanh: Chữa khỏi dị ứng thời tiết nổi mề đay nhờ bài thuốc Nam từ thảo dược 

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết nổi mề đay không chỉ là phản ứng của cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài, mà còn là sự liên kết giữa các triệu chứng xảy ra trên cơ thể với kháng nguyên phát triển phụ thuộc theo thời tiết và gây dị ứng.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể sẽ không kịp thích ứng và dẫn tới nổi mề đay, ngứa ngáy do dị ứng thời tiết, dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ. Bệnh thường gặp ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị tác động, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ còn non, sức đề kháng chưa cao dễ bị nhiễm khuẩn, lây bệnh.

Triệu chứng đặc trưng khi bị dị ứng thời tiết

Những triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp

Những triệu chứng dị ứng thời tiết thường gặp

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng, dị ứng thời tiết gây ngứa ngáy, nổi mề đay khắp người là biểu hiện người bệnh có thể cảm nhận thấy ngay khi mắc bệnh. Đặc biệt, với nhưng người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với không khí nóng, lạnh hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết như sau:

  • Da nổi phát ban với nhiều mẩn đỏ.
  • Ngứa với nhiều mức độ khác nhau.
  • Một số trường hợp người bệnh còn bị sưng phù toàn thân, phù nề mắt, môi, cổ họng hoặc khó thở, tụt huyết áp, trụy tim mạch…

Ngay khi thấy xuất hiện tình trạng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu cần có biện pháp ngăn ngừa bệnh sớm để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc chuyển biến sang mãn tính, nguy hiểm.

Một số yếu tố thời tiết có thể gây dị ứng

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh hoặc từ lạnh chuyển sang nóng, một số người nhạy cảm thường bị dị ứng thời tiết. Một số yếu tố thời tiết điển hình có thể gây dị ứng là:

Thời tiết hanh khô, nhiều gió

Những ngày nhiều gió sẽ mang theo phấn hoa, khói bụi có thể gây viêm mũi dị ứng, chảy nước, sốt cỏ khô (Fever: là những phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, cây cỏ, bào tử nấm mốc, lông thú vật…)

Ngày có mưa, ẩm ướt

Độ ẩm không khí cao có thể làm cho nấm mốc phát triển cả trong và ngoài trời. Mạt bụi cũng phát triển mạnh trong không khí ẩm. Với những người có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với các tác nhân này rất dễ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, nổi mề đay khắp người,…

Thời tiết thay đổi đột ngột dễ gây dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột dễ gây dị ứng thời tiết.

Không khí lạnh

Không khí lạnh nguy hiểm với những người bị hen suyễn dị ứng, đặc biệt là khi vận động ngoài trời có thể kích hoạt cơn hen.

Không khí nóng bức

Ngày hè nóng bức, khói bụi, ô nhiễm môi trường là yếu tố gây kích hoạt nghiêm trọng đối với những người bị hen suyễn dị ứng.

Sự thay đổi các mùa trong năm

Mỗi mùa trong năm với những đặc trưng riêng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng. Ví dụ, vào mùa xuân cây cối, hoa cỏ phát triển mạnh mang theo lượng phấn hoa lớn cũng gây dị ứng hay vào mùa đông không khí lạnh cũng có thể bị dị ứng.

Cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết

Khó có biện pháp né tránh các hiện tượng tự nhiên và khả năng bị dị ứng thời tiết cũng khó tránh khỏi nhưng chúng ta có thể chủ động làm giảm các triệu chứng dị ứng xảy ra khác biệt với từng người.

Các bước xử lý khi bị dị ứng thời tiết

Bước 1: Chủ động phòng tránh

  • Vào những ngày gió nên đóng cửa sổ.
  • Vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh càng nhiều càng tốt.
  • Nên điều chỉnh điều hòa trong phòng chênh lệch vừa phải với thời tiết bên ngoài.
  • Kiểm tra phấn hoa, nấm mốc trong môi trường sinh hoạt và làm việc.
  • Nếu chắc chắn về thời điểm bị dị ứng trong năm hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc chống dị ứng trước thời điểm dị ứng.
  • Dùng điều hòa không khí để lọc nấm mốc, phấn hoa hoặc sử dụng máy hút ẩm để ngăn sự phát triển của bị, nấm mốc.
  • Tránh tiếp xúc với chó mèo, bụi khói…

Bước 2: Xác định đúng tình trạng dị ứng

Nếu tình trạng dị ứng của bạn trầm trọng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch để được chẩn đoán chính xác các yếu tố gây dị ứng. Từ đó bạn sẽ được tư vấn liệu pháp miễn dịch giúp phòng chống, kiểm soát tình trạng dị ứng thời tiết.

Xem video Phóng sự về nổi mề đay, mẩn ngứa khi thời tiết giao mùa:

 

Khi phát hiện có biểu hiện dị ứng bạn có thể lấy bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi biểu hiện của bệnh tự lui.

Nếu dị ứng thời tiết mưa lạnh: Trước hết cần tránh vào chỗ ấm, lấy 3 lát gừng tươi rửa sạch giã nát thêm nước sôi và một ít đường uống ấm.

Dùng thuốc điều trị dị ứng thời tiết

Thuốc dị ứng thời tiết gồm hai loại: Thuốc chữa dị ứng thời tiết  nhằm giảm triệu chứng và thuốc làm giảm mẫn cảm đặc hiệu.

  • Thuốc chống dị ứng

Thuốc kháng histamin: Loratadin; Cetirizin; Desloratadin…

Thuốc kháng leukotrien: Montelukast, Zafirlukast, Zileuton…

Các loại thuốc corticoid: Fluticason; Mometason; Budesonide…

Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng như mày đay, ngứa, hắt hơi hoặc chặn các histamine gây ra các triệu chứng trên.

  • Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Các thuốc kháng IgE
Các thuốc kháng thromboxane A2

Lưu ý: Trên đây là một số thuốc bạn đọc có thể tham khảo, nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng. Thuốc được sử dụng trên từng trường hợp cụ thể vì thế bệnh nhân không tự ý dùng thuốc.

Cách phòng bệnh dị ứng thời tiết

phòng tránh dị ứng thời tiết

  • Mỗi ngày nên uống một cốc chanh ấm pha mật ong vào sáng sớm khi thức dậy, uống trong 1-2 tháng để cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Uống nước ép trái cây cũng là phương pháp tốt cho hệ miễn dịch.
  • Tránh hút thuốc, uống đồ uống có cồn.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin C.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.

Những bệnh nhân bị dị ứng thời tiết buộc phải tìm cách “sống chung với bệnh” vì không thể thay đổi được điều kiện tự nhiên. Vì vậy, điều cần thiết nhất là phòng tránh, giảm thiểu tối đa khả năng bệnh khởi phát.

Để biết chi tiết hợp về cách phòng tránh và điều trị bệnh dị ứng thời tiết dứt điểm, mọi người hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (cơ sở phía Bắc) hoặc 028 3899 1677 – 0938 449 768 (cơ sở phía Nam). Mọi tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo