Thuốc dị ứng thời tiết và những lưu ý cần phải biết khi sử dụng

Những thông tin vô cùng hữu ích về các loại thuốc dị ứng thời tiết. Với những bệnh nhân bị dị ứng, dị ứng thời tiết có thể được chỉ định dùng các thuốc chống dị ứng, thuốc giải mẩn cảm. Vậy thuốc dị ứng thời tiết dùng như thế nào? Hãy cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu các loại thuốc chữa dị ứng thời tiết ngay sau đây.

Ba nguyên tắc điều trị dị ứng nói chung và điều trị dị ứng thời tiết nói riêng gồm: Tránh các yếu tố kích ứng, dùng thuốc chống dị ứng giảm triệu chứng và dùng thuốc giảm (giải) mẫn cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chống dị ứng không an toàn tuyệt đối vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ.

>>> Nên đọc: 4 Triệu chứng dị ứng thời tiết: Đừng bao giờ xem nhẹ!

Dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

Dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

Dưới đây là 2 nhóm thuốc được dùng trong điều trị dị ứng đang được áp dụng, trước khi dùng thuốc bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc dị ứng thời tiết phổ biến, hiệu quả

Thuốc chống dị ứng

Bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Theo DS. Hoàng Thu Thủy có rất nhiều loại thuốc, dạng thuốc được sử dụng chống dị ứng, nổi mề đay dưới đây là một số gợi ý:

Thuốc kháng histamin

Histamin đóng vai trò là một trong những chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng, trong đó có dị ứng thời tiết. Histamn có sẵn trong các mô như da, phổi, niêm mạch miệng, dạ dày.

Khi có thể bị dị ứng các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin gây các triệu chứng như phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở – những biểu hiện đặc trưng của viêm da dị ứng… khi đó chúng ta sử dụng thuốc kháng histamin như một cách chữa dị ứng thời tiết.

Thuốc kháng histamin được bào chế dưới những dạng dưới đây:

Thuốc kháng Histamin

Thuốc chống dị ứng

– Thuốc kháng histamin đường uống

Gồm dạng viên, dung dịch dùng trong trường hợp dị ứng bị ngứa, chảy nước mũi, phát ban. Một số thuốc được sử dụng gồm:

  • Loratadin
  • Cetirizin
  • Desloratadin…

Tác dụng phụ có thể gặp: Một số thuốc gây khô miệng, buồn ngủ. Vì thế không nên dùng khi lái xe, điều khiển máy móc hoặc các hoạt động cần sự tỉnh táo.

– Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc nhỏ mũi

Tác dụng làm giảm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi…
Một số thuốc được sử dụng gồm:

  • Azelastin
  • Olopatadin…

Tác dụng phụ có thể gặp: Khi dùng thuốc có thể thấy vị đắng ở miệng, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, chảy máu mũi…

– Thuốc kháng histamin nhỏ mắt

Thường được kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hoặc thuốc thông mũi để giảm bớt các triệu chứng như ngứa, tấy đỏ, sưng mắt.

Sử dụng thuốc nhiều lần trong ngày vì thuốc có thể chỉ kéo dài khoảng một vài giờ.

Tác dụng phụ có thể gặp: Đỏ mắt, chảy nước mắt, nhức đầu nhẹ, đau đầu và có thể gây viêm mắt nếu bạn đang đeo kính áp tròng.

Thuốc các loại corticoid

Corticoid (Corticosteroid) cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng dị ứng, nổi mề đay bao gồm các dạng thuốc như sau:

Corticoid

– Thuốc xịt mũi

Có tác dụng ngăn, làm giảm các triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi.

Các loại thuốc được sử dụng gồm:

  • Fluticason
  • Mometason
  • Budesonide…

Tác dụng phụ có thể gặp: Mùi khó chịu, kích ứng mũi và chảy máu cam.

– Corticoid dạng hít

Các loại thuốc này được dùng hàng ngày như một phần của điều trị hen suyễn. Các thuốc được dùng gồm có:

  • Fluticason
  • Budesonid
  • Beclomethason…

Tác dụng phụ có thể gặp: Gây khô miệng, họng và nhiễm khuẩn nấm miệng.

– Kem bôi da chứa corticoid
  • Hydrocortison
  • Triamcinolon
  • Flucina…

Tác dụng phụ có thể gặp: Kích ứng da, đổi màu, mỏng da, teo da….

– Dạng thuốc nhỏ mắt
  • Dexamethason
  • Fluorometholon
  • Prednisolon…

Tác dụng phụ có thể gặp: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Thuốc kháng Leukotrien

Leukotrien là một nhóm các hoạt chất trung gian cũng đóng vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng, cũng có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng. Hiện có một số thuốc kháng leukotrien ra đời như montelukast, zafirlukast, zileutonđược chứng minh hiệu quả và an toàn trong điều trị mày đay mạn tính, hen phế quản và viêm mũi dị ứng.

Thuốc dị ứng thời tiết giảm mẫn cảm

Theo ThS. Nguyễn Vân Anh, hiện nay một số thuốc giảm mẫn cảm đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng các thuốc này để điều trị các phản ứng dị ứng.

Thuốc kháng IgE

Đây là kháng thể có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của rất nhiều bệnh lý dị ứng khác nhau. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng.

Thuốc kháng IgE có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể Ige tự do gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%. Nhiều nghiên cứu gần đầy cho thấy thuốc kháng thể gE tổng hợp như omalizumab có khả năng điều trị hiệu quả các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Các thuốc kháng thromboxan A2

Có một số bằng chứng về việc thromboxan A2 đóng vai trò trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã điều chế thuốc kháng loại hoạt chất này để điều trị các bệnh dị ứng.

Một số thuốc dưới đây được chứng minh hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng:

  • Ozagrel
  • Ramatroban
  • Seratridust

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

Nhận thấy nhiều mối nguy hại tiềm từ các loại thuốc Tây chữa dị ứng, nổi mề đay, nhiều người bệnh dần có xu hướng chuyển sang sử dụng các bài thuốc chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên. Và, bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là một trong những lựa chọn được lòng người bệnh Việt.

Nói về bài thuốc Nam gia truyền đặc trị mề đay của dòng họ Đỗ Minh, đây là bài thuốc được kết hợp từ 3 bài thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị mề đay, Thuốc bổ thận, giải độc và Thuốc bổ gan dưỡng huyết.

>>> Đừng bỏ lỡ: Ngăn ngừa bệnh dị ứng, nổi mề đay nhanh chóng, hiệu quả cao nhờ bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh đặc trị bệnh dị ứng, nổi mề đay an toàn, lành tính phù hợp với mọi đối tượng

*Hiệu quả tác dụng trên người bệnh trong 1 liệu trình điều trị mề đay:

  • Cải thiện triệu chứng nổi mề đay cấp, mãn tính

  • Giải độc, tiêu viêm, giảm sưng, dịu cơ ngứa

  • Hồi phục chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc

  • Bổ thận, ích tủy sinh huyết, tăng cường sức đề kháng

  • Giảm thiểu nguy cơ tái phát, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả

*Lưu ý: Tùy mức độ bệnh lý và cơ địa của từng người, hiệu quả chữa mề đay của bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh có thể thay đổi nhanh – chậm khác nhau. Người bệnh nên đi khám trực tiếp để được tư vấn chi tiết và chính xác.

Những lưu ý khi dùng thuốc dị ứng thời tiết

Các loại thuốc chống dị ứng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn vì thế tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ lựa chọn loại thuốc và dạng thuốc phù hợp.

Ngoài ra, thuốc dị ứng khi kết hợp với các thuốc khác hoặc chống chỉ định trong một số trường hợp vì thế bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân đang mag thai, cho con bú, bị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… hoặc dùng bất kì loại thuốc nào cũng cần thông báo cho bác sĩ biết.

Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ do thuốc gây ra và thông báo cho bác sĩ để tìm cách xử trí kịp thời, tránh tai biến.

Khác với các bệnh lý dị ứng khác, dị ứng thời tiết khó loại trừ được tác nhân mà chỉ còn cách sống chung với bệnh. Vì thế, ngoài việc dùng thuốc dị ứng thời tiết, bệnh nhân cần nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc dị ứng thời tiết và tìm hiểu về cách chữa bệnh hiệu quả, phù hợp với mình, bạn có thể liên hệ chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (miền Bắc) hoặc 028 3899 1677 – 0938 449 768 (miền Nam). Mọi vấn đề sẽ được giải đáp tận tình, miễn phí.

BÀI ĐỌC THÊM

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo