Những dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị rôm sảy, mẹ cần lưu ý ngay!

Nắng nóng oi ả khiến trẻ dễ mắc phải rôm sảy. Tuy đây là bệnh lành tính và không khó điều trị nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nên các mẹ cần lưu ý kỹ những dấu hiệu bị rôm sảy ở trẻ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhé!

Tại sao trẻ hay bị rôm sảy hơn người lớn

Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi sự tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương, ngăn cản và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Khi bùng nổ, chúng hình thành các nốt đỏ và có cảm giác gai, ngứa.

nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân nào khiến trẻ cứ đến hè là mắc rôm sảy?

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức nên cơ thể sẽ phải tự tiết ra mồ hôi để điều hòa nhiệt. Trẻ thân nhiệt vốn đã cao hơn người lớn nên lại càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ nên các ống bài tiết mồ hôi vẫn chưa hoàn chỉnh, mồ hôi khi tiết da dễ bị ứ đọng; thêm vào đó, làn da mỏng manh, nhạy cảm nên thường bị rôm sảy.

Ở người lớn, do lớp biểu bì dày hơn ít bị rôm sảy hơn.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị rôm sảy

Rôm sảy, hay phát ban, thường mọc thành đám, mảng lớn  ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán…, đôi khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn. Một số trường hợp nặng có thể bị gần như toàn thân. Nếu trẻ bị rôm sảy thì trên da sẽ xuất hiện những sẩn nhỏ màu hồng, có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn trắng xen vào.

Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy, trẻ sẽ cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu do da lúc này đã bị viêm. Khi ngứa, trẻ thường vươn tay gãi nên dễ gây nên trầy xước vùng da bị rôm sảy và bị nhiễm khuẩn.

Rôm sảy

Rôm sảy cần được nhận biết và điều trị sớm

Rôm sảy thường sẽ tự lặn đi khi thời tiết mát lên và để lại các đám vảy da bong mỏng, màu trắng, ít ngày sau da trở lại bình thường không để lại sẹo. Tuy nhiên khi gặp nóng bức trở lại, rôm sảy lại có thể xuất hiện ngay.

Tùy dạng rôm mà dấu hiệu của trẻ bị rôm sảy cũng có sự khác nhau, các bà mẹ nên hiểu và phân biệt để có cách ngăn ngừa và điều trị hiệu quả:

  • Dạng rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina)

Đây là loại rôm sảy không có viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, trẻ thường bị sốt cao và sau khi hết để lại những mảng da mỏng, và ít để lại sẹo.

  • Dạng rôm đỏ (miliaria rubra)

Loại rôm này thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm hay xuất hiện ở thân, lưng và đặc biệt là vùng hay bị quần áo cọ xát vào da. Chúng gây ra những thương tổn trên da, hình thành các sẩn đỏ dày thành đám, chiếm hết diện tích lưng ngực gây cho trẻ cảm giác bứt rứt khó chịu và rất ngứa ngáy. Rôm đỏ hay xuất hiện ở vùng cổ, gáy , bẹn… Loại này có nguy cơ gây biến chứng làm bội nhiễm và viêm da cao nhất, các biến chứng như chốc, viêm nang long, mụn nhọt do nhiễm tụ cầu vàng.

  • Dạng Rôm sâu (miliaria profunda)

Rôm sâu thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các sẩn 1 – 3mm, màu nhạt, cứng thường ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở tay chân và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Những biến chứng nguy hiểm từ rôm sảy nếu không được điều trị cẩn thận!

Thông thường, khi da được làm mát và giữ khô thoáng, rôm sảy sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận, bệnh dễ chuyển nặng, hình thành mụn mủ và nhọt, gây trầy xước và nhiễm trùng da, đồng thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Viêm da mãn tính
  • Nhiễm trùng da
  • Sốc phản vệ
  • Nhiễm trùng huyết

Xem chi tiết: Biến chứng của rôm sảy

Điều trị rôm sảy cho trẻ như thế nào?

trị rôm sảy

Mẹ có thể điều trị rôm sảy cho trẻ bằng Tây y hoặc Đông y

Để trị rôm sảy cho trẻ, mẹ có thể áp dụng phương pháp Tây y như bôi phấn rôm, bôi các loại thuốc đặc trị như dung dịch Calaimine có tác dụng giảm ngứa, thuốc chứa Steroid có tính kháng viêm cao, tái tạo cấu trúc da mới,…

Hỏi đáp: Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các phương pháp Đông y như tắm lá, đắp thảo dược,…  vừa đơn giản, an toàn, hiệu quả, lại ít gây kích ứng da cho trẻ nhỏ.

Hỏi đáp: Tắm gì cho bé hết rôm sảy

Mẹ phải làm thế nào để phòng tránh rôm sảy cho trẻ?

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ một cách hiệu quả, mẹ cần áp dụng cho trẻ những thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh và một chế độ ăn uống thanh mát, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng!

phòng rôm sảy

  • Để tránh bị rôm sảy, hãy tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: Hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…
  • Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
  • Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester, mẹ nhớ thay quần áo cho trẻ thường xuyên.
  • Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo