Nguyên nhân gây ra rôm sẩy ở trẻ sơ sinh: cách xử trí và phòng tránh cho trẻ
Rôm sẩy ở trẻ em chủ yếu xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, cổ, vai, lưng và ngực. Ngoài ra còn có một số vị trí khác như kẽ nách, háng…Rôm sẩy như những nốt mụn nước dưới da, nổi mẫn đỏ khiến trẻ đau rát, khó chịu và quấy khóc. Cùng bài viết sau tìm hiểu nguyên nhân gây ra rôm sẩy ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh.
Bệnh rôm sẩy: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Trẻ bị rôm sẩy ở da đầu phải làm sao? Cách điều trị nhanh nhất
Nguyên nhân gây ra rôm sẩy ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra rôm sẩy ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Thời tiết khô nóng
Thời tiết hanh khô là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị rôm sẩy. Sự oi bức của thời tiết làm làn da mỏng manh của bé nhạy cảm hơn và dễ làm bí tắc tuyến mồ hôi. Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị tổn thương.
Do vậy, trong thời tiết hanh nóng, mẹ nên cho trẻ mặc đồ mát mẻ, thường xuyên tắm nước mát và lau mồ hôi cho bé, đồng thời cho bé ăn các loại rau quả tính hàn để giảm khả năng trẻ bị rôm sẩy
Trẻ bị sốt hay tuyến mồ hôi tắc nghẽn
Như đã nói, tuyến mồ hôi của bé bị tắc nghẽn do bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra. Ngoài yếu tố thời tiết còn có thể kể đến tình trạng bé bị sốt cao hay mẹ chăm bé bằng cách cuộn trong chăn, nệm khiến bé nóng bức. Ngoài ra, một vài nguyên nhân như cho trẻ xài tã lót thường xuyên, chọn chất liệu quần áo không phù hợp cũng khiến bé yêu bị rôm sẩy.
Đa số trẻ bị rôm sẩy bởi trời nóng hay tuyến mồ hôi bí tắc, khi thời tiết dịu mát, rôm sẩy sẽ tự lặn và không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, tình trạng rôm sẩy làm trẻ ngứa ngáy, gãi và xảy ra trầy xước trên da, da bị nhiễm khuẩn thành mụn nhọt và mụn mủ.
Trẻ nhỏ thường bị rôm sẩy do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, dễ bí tắc
Cho trẻ tắm bằng các loại lá dân gian
Nhiều mẹ làm theo các phương pháp dân gian dùng lá thảo dược tắm cho trẻ. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích hợp. Có nhiều mẹ khi thấy da trẻ nổi mẫn đỏ lại dùng chè tươi để tắm. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng, mẹ nên thận trọng khi sử dụng bài thuốc dân gian. Những loại thảo dược này cần được làm sạch kỹ lưỡng, ngâm qua nước muối và đun sôi trước khi tắm để lọc bỏ vi khuẩn, các hóa chất thực vật…
Đối với lá bàng cũng không thực sự tốt và có nguy cơ làm trẻ mắc bệnh. Trong lá bàng có chứa chất chát dễ làm da bé bị cháy bỏng nhẹ. Ngoài ra, một số loại lá như trúc đào, lá bạch hoa, lá trà thiết thảo cũng được bác sĩ khuyến cáo không dùng cho trẻ vì chúng chứa chất độc gây nhiễm trùng và viêm da.
Theo quan niệm dân gian khi bị rôm sẩy cần tắm lá thảo dược là không thực sự đúng đắn. Vì rôm sẩy xuất phát từ khí huyết nóng và lỗ chân lông, cơ địa của bé. Việc cho trẻ dùng dung dịch hay sữa tắm cần được bác sĩ chỉ định.
Xử trí rôm sẩy ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị rôm sẩy sẽ hay quấy khóc và khó chịu nên mẹ cần trang bị cho bé không gian rộng rãi, thoáng mát, tránh chỗ đông người.
Mẹ cần thay trang phục cho bé bằng những loại trang phục vải cotton mềm, thoáng và có màu nhạt. Thường xuyên tắm giặt và thay đồ cho trẻ.
Để mồ hôi của bé được bài tiết dễ dàng, bạn có thể tắm cho bé bằng mướp đắng hoặc lá chè tươi. Tuy nhiên, nên lưu ý sơ chế kỹ lưỡng và dùng khoảng 2-3 lá, liều lượng vừa phải. Tốt nhất, bạn nên cho lá chè tươi vào miếng vải sạch để lọc lấy nước, không tắm trực tiếp lên da bé.
Mẹ bỉm nên cân nhắc khi áp dụng các phương pháp trị rôm sẩy dân gian
Sau khi cho bé tắm với lá chè tươi, bạn dùng sữa tắm cho bé để tắm lại lần nữa và lau khô bằng khăn mềm mịn, chất liệu thấm hút tốt. Không nên chà xát mạnh lên da trẻ và tuyệt đối không dùng phấn rôm để bôi lên vùng da bị rôm sẩy.
Mẹ cần cho bé ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, tránh đồ ăn nóng. Mẹ có thể chọn các loại thực phẩm có tính hàn và cho bé uống nhiều nước.
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ để khi ngứa gãi sẽ không làm tổn thương da.
Đối với quần áo của bé, mẹ nên giặt riêng và giặt với nước giặt dịu nhẹ. Khi phơi cần chọn nơi khô ráo, ánh nắng trực tiếp.
Nếu bé có dấu hiệu bội nhiễm như da sưng đỏ, nóng rát, đau và có chảy dịch mủ, hạch vùng cổ, bẹn, nách bị sưng, sốt, ớn lạnh…bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh rôm sẩy cho bé sơ sinh
Bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để bé không bị rôm sẩy vào mùa nóng:
Không nên ủ bé quá kỹ trong chăn hay mặc nhiều lớp áo quần cho bé.
Nếu cho trẻ tắm nắng, chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng khoảng 6-7 giờ, hạn chế ra nắng vào các thời gian khác trong ngày.
Cho bé tắm nước mát, dùng loại xà phòng chuyên dụng cho trẻ nhỏ.
Hãy tắm rửa sạch sẽ và giữ cho bé yêu luôn khô thoáng
Tránh để bé gãi ngứa làm trầy xước da, mẹ cũng cần lưu ý cắt ngón tay trong khi chăm sóc trẻ để bảo vệ làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé.
Sau khi tắm nên lau khô người cho bé, giữ cơ thể bé luôn khô ráo và sạch sẽ.
Chọn quần áo có chất liệu thoáng mát và thấm hút, thiết kế mát mẻ.
Không nên cho trẻ dùng nhiều mỹ phẩm như phấn rôm hay các loại kem bôi da khác vì sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín, khiến vi khuẩn dễ sinh trưởng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra rôm sẩy ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tìm hiểu và giúp bé phòng tránh. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm hữu ích. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!