Trẻ bị rôm sảy ở da đầu phải làm sao? Cách điều trị nhanh nhất

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy ở da đầu và phải làm thế nào để điều trị cho trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thời tiết nắng nóng, mồ hôi lại không thoát được khiến trẻ rất dễ bị rôm sảy. Rôm sảy thông thường hay xuất hiện ở một số vị trí như ngực, lưng, trán hay chỗ các nếp gấp quần áo, tuy nhiên môt số trường hợp, trẻ bị rôm sảy ở đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy ở da đầu và làm sao để điều trị cho trẻ thật đúng cách?

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy ở da đầu

Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ tự điều tiết ra mồ hôi để làm mát nhưng khi bài tiết quá nhiều và gặp những tác nhân như bụi bặm, nhiễm khuẩn…thì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, gây nên bệnh rôm sảy.

Ở trẻ em, do tuyến mồ hôi vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, nên khi bài tiết mồ hôi sẽ dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hơn, vì thế trẻ dễ mắc rôm sảy hơn người lớn!

trẻ bị rôm sảy ở cổ

Trẻ có thân nhiệt cao nên dễ bị rôm sảy hơn người lớn

Đầu là một trong những vùng dễ bị rôm sảy ở trẻ do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, gây bít lỗ chân lông. Đã vậy, vùng đầu còn có sự che phủ của tóc nên dễ nóng, ẩm, đọng chất bẩn, bã nhờn khiến vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn.

Do da đầu là vùng nhạy cảm, rất gần với mặt mũi nên việc hỗ trợ điều trị cần phải cực kỳ cẩn thận! Sau đây Camnangbenhdalieu sẽ giới thiệu cho mẹ một số cách trị rôm sảy ở da đầu cho con!

Các cách điều trị rôm sảy ở da đầu cho trẻ nhỏ

Dùng phấn rôm

Để trị rôm sảy ở da đầu, mẹ có thể dùng phấn rôm để thoa cho trẻ. Tuy nhiên cần phải hết sức cẩn thận. Da đầu ở gần mắt, mũi và miệng nên nếu thoa không cẩn thận. Khi phấn rôm bay vào mắt có thể gây ra các bệnh liên quan đến giác mạc, khi phấn rôm bay vào mũi có thể gây nên các  bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí nếu trẻ quá nhỏ, khi hít phải nhiều bụi phấn còn có thể bị khó thở, tím tái,…!

phấn rôm

Khi bôi phấn rôm lên vùng da đầu trẻ, mẹ cần thật cẩn thận

Cách tốt nhất để bôi phấn rôm cho trẻ là mẹ nên đổ lên tay trước và xoa nhẹ cho con. Tuyệt đối không được ngồi trước quạt bôi phấn rôm cho con, hoặc ngồi bôi ở khu vực có nhiều gió.

Dùng thuốc bôi

Ngoài phấn rôm, mẹ có thể dùng các loại thuốc bôi để giúp trẻ trị rôm sảy ở da đầu. Mẹ dùng các loại thuốc chứa Calamine để bôi giúp trẻ dịu cơn ngứa, giảm cơn khó chịu. Mẹ dùng kem có kem corticoid nhẹ để giúp trẻ kháng viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ!

dung dịch calamine

Dung dịch Calamine có công dụng làm dịu ngứa

Ngoài ra mẹ không nên bôi các loại thuốc mỡ cho trẻ vì sẽ làm cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi, còn có thể gây kích ứng da cho trẻ

Dùng dầu gội trị rôm cho trẻ

gội đầu

Mẹ có thể dùng các loại dầu gội đầu đặc trị rôm sảy cho trẻ

Để trị rôm sảy ở da đầu, mẹ có thể  dùng dầu gội trị rôm để gội cho trẻ. Hiện nay, trên thị trường đang rao bán rất nhiều loại dầu gội rôm, hàng trôi nổi, hàng nhái cũng rất nhiều. Vì thế khi mua, mẹ cần mua ở cửa hàng uy tín, tránh mua phải hàng giả, khi gội có thể con khiến bị dị ứng.

Dùng các loại nước lá gội cho trẻ

gội bằng nước lá

Mẹ có thể gội đầu bằng nước lá cho trẻ

Ngoài dầu gội trị rôm, mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian được các cụ truyền lại như dùng lá khế, lá mảnh bát,… đun lên lấy nước để gội đầu cho trẻ. Các loại lá này cho công dụng trị rôm sảy rất tốt mà lại an toàn, hiệu quả.

Lưu ý: Khi gội đầu bằng nước lá cho trẻ, mẹ tránh không để nước bắn vào mắt trẻ, khiến trẻ bị cay mắt.

Các phương pháp kể trên có thể cho hiệu quả điều trị rôm sảy ở da đầu nhều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.

Phải làm gì để phòng tránh rôm sảy ở da đầu cho trẻ?

Cắt tóc gọn gàng cho trẻ

cắt tóc

Mẹ nên cắt tóc gọn gàng cho trẻ

Khí hậu mùa hè oi bức khiến mẹ nghĩ rằng cắt tóc thật ngắn để giúp trẻ thoải mái, mát mẻ. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ rằng, tóc là lớp ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của da đầu với ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể cắt tóc ngắn để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không nên cắt quá ngắn hay cạo trọc bởi việc này vô tình khiến da đầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng, gây mẫn cảm, ngứa ngáy và dễ phát sinh nấm da, rôm sảy.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chải tóc về phía sau cho trẻ, không nên để mái.

Bảo vệ da đầu của trẻ trước ánh nắng mặt trời

đội mũ

Mẹ nhớ cho trẻ đội mũ khi đi ra ngoài

Trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia UVA, UVB, vô cùng có hại cho da đầu yếu ớt của trẻ. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không chỉ khiến da đầu trẻ bị khô, bị tổn thương mà còn khiến trẻ mắc rôm sảy ở da đầu. Vậy nên mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời từ 9 – 16 giờ mỗi ngày vì đâu là thời gian mà các tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, mẹ nên che chắn kỹ cho trẻ đội mũ rộng vành, mặc áo chống nắng thấm hút mồ hôi tốt, và thoa một lớp kem chống nắng vừa đủ.

Gội đầu cho trẻ thường xuyên đúng cách

Để phòng tránh rôm sảy ở da đầu cho trẻ, cách tốt nhất là mẹ phải gội đầu thường xuyên cho trẻ để tóc của trẻ luôn sạch sẽ, không bết dính. Nhưng gội đầu cho trẻ thường xuyên như thế nào mới đúng cách, và nên gội với tần suất như thế nào?

gội đầu thường xuyên

Mẹ nhớ thường xuyên gội đầu cho trẻ

Theo các chuyên gia Y tế, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên gội đầu một hoặc hai lần một tuần là đủ. Với trẻ mới biết đi, mẹ nên gội đầu ba lần một tuần cho trẻ là vừa đủ (có thể gội thường xuyên hơn nếu trẻ hay bôi bẩn lên đầu). Còn nếu trẻ ở độ tuổi sắp đi học, tóc đã dài hơn, mẹ hãy gội đầu cho trẻ hàng ngày (nếu tóc trẻ quá xoăn hoặc quá khô thì có thể gội ít hơn; trong trường hợp này mẹ có thể dùng dầu xả một tuần một lần cho trẻ).

Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

Dù trẻ có bị rôm sảy ở da đầu hay ở bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể thì một khi đã bị rôm sảy, mẹ cần lưu ý kỹ nhưng điều sau đây:

lưu ý

Mẹ cần lưu ý kỹ một số điều

  • Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
  • Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
  • Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
  • Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
  • Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, tránh trường hợp trẻ ngứa rồi lấy tay gãi dẫn đến trầy xước, viêm nhiễm da.

Xem thêm thông tin hữu ích tại đây: Chăm sóc trẻ bị rôm sảy như thế nào

Với những thông tin hữu ích trong bài viết, hy vọng mẹ sẽ sớm trị rôm sảy ở da đầu cho trẻ thành công nhé!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo