Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh: Biết để chủ động phòng tránh

Có những nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh nào? Hôm nay, camnangbenhdalieu xin chia sẻ thông tin này nhằm giúp chị em chủ động phòng tránh và phát hiện căn bệnh này ngay từ khi mới chớm. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp chị em giảm thiểu tối đa khả năng bị nổi mề đay sau sinh.

>>> Những ảnh hưởng khi bị nổi mề đay sau sinh mà chị em cần biết

>>> Tham khảo kinh nghiệm chữa mề đay sau sinh của hàng loạt mẹ bỉm

“Điểm danh” những nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Thông thường bất cứ căn bệnh này cũng có những căn nguyên gây ra, nổi mề đay cũng vậy. Biết được nguyên nhân gây bệnh giúp chị em chủ động phòng tránh ngay từ đầu. Ngoài ra, việc xác định nguyên nhân cũng sẽ giúp chị em lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp để mang lại kết quả nhanh chóng.

Thay đổi nội tiết tố – nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Thay đổi nội tiết tố là một nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ. Theo đó, khi mang thai, cơ thể chị em trải qua một quá trình thay đổi lớn, lượng hormone (nội tiết tố) cũng thay đổi.

Thay đổi nội tiết tố kéo theo những thay đổi của cơ thể

Thay đổi nội tiết tố kéo theo những thay đổi của cơ thể.

Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của cơ thể nói chung và sức đề kháng, hệ miễn dịch nói riêng.

“Hàng rào” bảo vệ của cơ thể trở nên “lỏng lẻo” sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát tác.

Gan hoạt động không hiệu quả

Gan là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Nó đảm nhiệm chức năng chuyển hóa chất đường, axit béo; bào chế và thoái biến chất đạm, tổng hợp chất mật hỗ trợ tiêu hóa…

Đặc biệt, bên cạnh mật, trong cơ thể con người, gan là cơ quan thứ 2 có nhiệm vụ thanh lọc độc tố. Theo đó, những độc tố tan trong mỡ sẽ được gan lọc và biến thành các chất đỡ nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn.

Khi gan có vấn đề, những độc tố không được thanh lọc sẽ ứ đọng lại và gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm.

Đối với phụ nữ sau khi sinh, cơ thể yếu ớt, nếu không bổ sung chất đầy đủ, gan sẽ không được cung cấp đủ máu để hoạt động, từ đó không bài tiết được độc tố dẫn tới nổi mề đay, mẩn ngứa trên da.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Sau khi sinh, người mẹ quay cuồng với việc chăm sóc con nhỏ, kéo theo đó lịch sinh hoạt cũng “lộn tùng phèo”, nhiều mẹ phải thức đêm để chăm bé. Điều này khiến cơ thể mất cân bằng dẫn tới thiếu chất, mệt mỏi.

Nhiều mẹ bị đảo lộn nhịp sinh hoạt sau khi sinh con

Nhiều mẹ bị đảo lộn nhịp sinh hoạt sau khi sinh con.

Mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, thiếu ngủ khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm, chị em sẽ dễ bị mắc bệnh, trong đó có bệnh nổi mề đay.

Uống thuốc

Sau khi sinh, nếu chị em lạm dụng một số loại thuốc chống viêm, huyết thanh, vắc-xin không tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sẽ khiến da xuất hiện hàng loạt nốt mề đay ngứa ngáy.

Do đó, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào sau khi sinh, để bảo vệ bản thân cũng như không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sữa nuôi bé, chị em nên thăm khám và nghe theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về nhà điều trị.

Dị ứng

Một số mẹ sau khi sinh, nội tiết tố thay đổi, dân gian hay gọi là “thay máu”. Tình trạng này có thể khiến chị em mắc bệnh dị ứng: Dị ứng thời tiết, mùi hương, lông động vật, phấn hoa…

Vì vậy, có mẹ bỉm cho biết trước khi sinh, chị không bị dị ứng hải sản, thế nhưng sau khi sinh, bất ngờ khi ăn hải sản lại bị nổi mề đay, ngứa khắp người.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh nổi mề đay sau sinh còn có thể do nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa, giun lươn…), hoặc do côn trùng đốt (muỗi, kiến…)

Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, xác định nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả. Chị em có thể lựa chọn phương pháp điều trị theo y học cổ truyền để chữa dứt điểm mề đay bằng cách uống các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan, bổ thận với các vị thuốc có xuất xứ từ thảo dược tự nhiên.

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh và cách điều trị sao cho không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú, chị em nên trao đổi trực tiếp với Lương y Tuấn theo số điện thoại 09633023490938449768.

Phòng tránh nổi mề đay sau sinh

Dựa vào những nguyên nhân kể trên, chị em có thể biết được những nguyên nhân chính gây bệnh mề đay sau khi sinh, từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.

Theo đó, chị em cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Ăn uống đủ chất, không kiêng khem thái quá khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm sút.
  • Luôn duy trì tinh thần sảng khoái, thoải mái, lạc quan, tránh trầm cảm, suy nghĩ, lo lắng.
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải độc tố.
  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, uống rượu, bia, cà phê.
  • Tăng cường ăn rau xanh, rau củ quả, đồ ăn dễ tiêu.

Tăng cường ăn rau xanh để cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Tăng cường ăn rau xanh để cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Mong rằng những thông tin về nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh mà camnangbenhdalieu chia sẻ hôm nay sẽ hữu ích với chị em!

Tham khảo ngay: 3 phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo