Mụn trứng cá ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Mụn trứng cá ở cằm đôi khi không phải đơn thuần là một vấn đề về da mà nó còn phản ánh sức khỏe bên trong của bạn. Thông thường mụn trứng cá mọc ở cằm báo hiệu bạn bị rối loạn nội tiết tố hoặc hệ thống bạch huyết hoạt động không tốt. Vậy, nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng mụn ở dưới cằm là gì và cách điều trị như thế nào?
Những nguyên nhân phổ biến gây mụn trứng cá ở cằm
Bất cứ vị trí nào mụn xuất hiện ở trên mặt đều khiến cho cả nam và nữ giới đều cảm thấy mất đi sự tự tin, và mụn ở dưới cằ cũng vậy. Đôi khi mụn ở cằm lại chính là biểu hiện phản ánh vấn đề sức khỏe không được tốt của bạn.
Mụn mọc ở cằm hay các vị trí khác có xu hướng xuất hiện khi trên da lượng dầu thừa, bụi bẩn, các tế bào da chết kết hợp với nhau gây bít tắc nang lông tạo điều kiện cho vi khuẩn, cụ thể là P.acnes tạo viêm và hình thành nhân mụn.
Theo các chuyên gia, các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở cằm bao gồm:
- Mất cân bằng nội tiết tố (rối loạn nội tiết tố): Mụn trứng cá ở dưới cằm này thường xuất hiện vào chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, tuổi dậy thì, mang thai…
- Vệ sinh da mặt kém: Do vùng da ở cằm rất nhạy cảm nên nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây mụn. Ngoài ra, thói quen chống tay ở cằm cũng là yếu tố gây mụn tại đây.
Vệ sinh da mặt kém là một nguyên nhân gây mụn trứng cá ở cằm
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Thức khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân làm cho chức năng gan, thận của bạn hoạt động không tốt. Theo đó các chất độc không được đào thải ra bên ngoài nhờ 2 bộ phận này sẽ được giữ lại trong cơ thể, lâu dần sẽ hình thành mụn nói chung, mụn ở cằm nói riêng.
- Do chế độ ăn uống: Dị ứng thực phẩm, chế độ ăn thiếu dưỡng chất, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay nóng… cũng là nguyên nhân mọc mụn trứng cá ở cằm.
- Do bệnh lý: Ở nữ, một số bệnh phụ khoa viêm nhiễm, bệnh ở buồng trứng, tử cung cũng là yếu tố gây mụn ở cằm. Bởi khi mắc bệnh nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị thay đổi.
- Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, tiếp xúc với nhiều khói bụi, cạo râu không đúng cách (nam giới), không che chắn khi ra ngoài trời… cũng là yếu tố gây nên tình trạng mụn ở cằm.
Mụn trứng cá ở cằm có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc. Đặc biệt mụn bọc gây ra rất nhiều khó chịu vì cảm giác đau và sưng.
Cách trị mụn trứng cà ở cằm hiệu quả
Để điều trị mụn ở cằm được triệt để bạn cần dựa vào những nguyên nhân mà chúng tôi nêu ở trên. Bởi từng nguyên nhân gây mụn sẽ có cách chữa phù hợp.
1. Nổi mụn do bệnh lý
Các bệnh lý gây mụn như rối loạn chức năng gan, thận, hoặc do các bệnh phụ khoa ở nữ giới thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.
Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp để vừa bảo vệ làn da của bạn vừa khắc phục tình trạng sức khỏe nhanh chóng.
Lúc này bạn có thể được kê đơn các thuốc kháng sinh có công dụng trị mụn, thuốc tránh thai (nữ giới) hoặc liệu pháp hormone để ngăn ngừa các tác nhân gây mụn.
Nổi mụn do bệnh lý bạn cần được thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa
2. Mụn trứng cá ở cằm do nội tiết tố
Trường hợp nổi mụn trứng cá ở cằm là một trong những hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Theo đó bạn chỉ cần thay đổi những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp, tâm lý ổn định… thì làn da của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
3. Một số phương pháp trị mụn bằng thiên nhiên
Bên cạnh một phác đồ điều trị mụn cụ thể từ bác sĩ da liễu bạn cũng có thể áp dụng một số nguyên liệu thiên nhiên sau để khắc phục mụn, giảm sưng tấy.
Mật ong:
Như bạn đã biết mật ong giống như một chất kháng sinh tự nhiên có công dụng diệt khuẩn, chống viêm, đồng thời cung cấp dưỡng chất để phục hồi làn da hiệu quả. Cách đơn giản nhất là bạn dùng mật ong nguyên chất bôi lên mụn ở cằm.
Hoặc kết hợp với chanh để trị mụn bằng cách đắp mặt nạ và chanh lên vùng da bị mụn ở cằm, để 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ giúp mụn sớm được cải thiện.
Tinh dầu trà:
Đây là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà có công dụng chữa viêm rất tốt. Trong dầu tràm trà có tính sát khuẩn, giảm viêm mạnh nên giúp làm xẹp mụn nhanh chóng.
Bạn chỉ cần sử dụng tăm bông thấm tinh dầu tràm trà rồi chấm lên mụn. Do tinh dầu tràm trà thấm nhanh nên bạn có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày, khi dùng da phải sạch.
Cách chăm sóc da khi bị mụn trứng cá
Khi làn da bị nổi mụn thì dù ở cằm hay bất cứ đâu bạn luôn phải quan tâm đến việc chăm sóc da, chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị mụn tốt nhất. Cụ thể như sau:
Chăm sóc da:
- Luôn giữ cho làn da được sạch sẽ, nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày và sáng và tối.
- Tẩy tế bào chết cho da, tốt nhất là 1 tuần/ 1 lần.
- Tẩy trang kỹ càng khi trang điểm.
- Không nặn mụn hoặc sờ tay lên mặt.
- Bảo vệ da bằng cách đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Tuyệt đối không được nặn mụn hay sờ tay lên mặt
Về chế độ ăn uống:
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5 lít mỗi ngày, gồm nước lọc, nước hoa quả, nước canh…
- Hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thay vào đó hãy bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn.
Về chế độ sinh hoạt:
- Càng thức khuya làn da của bạn càng bị suy yếu, dễ hình thành mụn. Theo đó bạn cần ngủ đủ giấc, 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trước 11h đêm.
- Giữ cho tâm lý, tinh thần được thoải mái, thư giãn, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dẻo dai và tăng cường sức đề kháng.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết bạn đã biết cách trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả cho mình. Mụn ở cằm có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân bên trong nên bạn cần thăm khám cẩn thận để có cách điều trị tốt nhất cho mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!