Mụn sữa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Mụn sữa không chỉ thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể gặp tình trạng này. Tuy nhiên mụn sữa ở trẻ sơ sinh và người lớn có điểm khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Mời các bạn tham khảo các thông tin dưới đây.
Mụn sữa là gì?
Mụn sữa là hình thành do một loại protein được gọi với tên keratin bị tích tụ lại trên da tạo ra nốt nhỏ li ti màu trắng hoặc có màu vàng ngọc trai ẩn ở dưới bề mặt da. Theo các chuyên gia mụn sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh lên tới 50%. Ngoài ra, bệnh có thể tồn tại ở những món người khác với lứa tuổi khác nhau.
Mụn sữa có mấy loại?
Mụn sữa xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Có hai loại mụn sữa là:
Mụn sữa nguyên phát: Thường xảy ra ở đối tượng có làn da bình thường và khỏe mạnh. Chúng xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Mụn sữa thứ phát: Xuất hiện ở những người có làn da đang gặp một vấn đề về da nào đó.
Vậy mụn sữa và chàm sữa có giống nhau không?
Đây là hai bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên mụn sữa khác chàm sữa hoàn toàn khác nhau cả về tính chất và biểu hiện bên ngoài.
Chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, trẻ thường có triệu chứng ngứa kèm theo mụn nước. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, tỉ lên mắc phải khoảng 10 – 20%. Còn mụn sữa hay còn gọi với tên nang kê, có triệu chứng là các mụn trắng nhỏ nhưng không ngứa. Bệnh xuất hiện trẻ sơ sinh và người trưởng thành.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở người lớn và trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây mụn sữa ở người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau, cụ thể là:
Tác nhân gây mụn sữa ở người trưởng thành
Một số nguyên nhân khiến người trưởng thành xuất hiện mụn sữa như:
+ Tổn thương da do một nguyên nhân nào đó như bỏng, cháy nắng, dị ứng mỹ phẩm,..
+ Do lớp ngoài của da lắng đọng protein chủ chốt tạo da mụn sữa.
+ Mụn sữa ở vị thành niên do di truyền hoặc hội chứng bớt tế bào đay, Gardner.
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc/kem như cortiosteroid, hydroquinone, 5-fluorouracil,…
Nguyên nhân mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ cao
Mụn sữa sơ sinh thường xuất hiện từ 2 – 3 tuần đầu sau sinh khắp các vùng cơ thể đặc biệt ở má, mũ, lưng, ngực. Cho tới nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ là gì. Tuy nhiên tác nhân nghi ngờ gây ra tình trạng này như:
+ Kích thích tại chỗ bởi sự ảnh hưởng của quần áo, chất tại rửa, thuốc bôi ngoài da.
+ Do nhận được các hormone dư thừa của người mẹ thông qua việc việc bú sữa gây kích thích tuyến dầu tiết ra nhiều làm bít lỗ chân lông và hình thành mụn.
+ Do đường tiêu hóa của bé không hợp sữa hoặc một đồ ăn dặm nào đó khiến mụn sữa xuất hiện dào ạt.
+ Lỗ chân lông của trẻ chưa hoàn thiện khiến bụi bẩn dễ xâm nhập làm bít lỗ chân lông gây mụn sữa.
+ Môi trường ẩm ướt hoặc quá nóng, bụi bẩn cũng khiến da trẻ bị nổi mẩn và mụn sữa.
Mụn sữa có ngứa không, có tự hết không?
Như đã nói ở trên mụn sữa có đặc biệt là các mụn nhỏ li ti màu trắng xuất hiện trên bề mặt da tuy nhiên chúng lại không gây cảm giác ngứa ngáy hay đau rát. Về cơ bản, mụn sữa ở trẻ nhỏ sau một thời gian vài tuần, chúng sẽ tự biến mất mà không cần áp dụng biện pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng mụn sữa kéo dài trong nhiều tuần, lên tới vài tháng. Không chỉ vậy, các đốm mụn còn có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ và lan rộng ra những vùng da xung quanh. Lúc này để yên tâm, các mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách trị mụn sữa ở người lớn và trẻ nhỏ
Do cấu trúc da và độ kích ứng da của trẻ sơ sinh và người lớn hoàn toàn khác nhau do vậy việc điều trị mụn sữa cũng khác nhau.
Cách trị mụn sữa ở người trưởng thành
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mụn sữa đơn giản, hiệu quả như:
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên: Các bạn có thể sử dụng mặt nạ trị mụn sữa chua, nha đam, chanh,… để loại bỏ mụn vừa đơn giản mà không tốn kém vì chúng chứa nhiều chất oxy hóa và vitamin giúp loại bỏ mụn hiệu quả. Ví dụ như, bạn trộn 2 thìa đường với nước cốt 1/2 quả chanh và 1 thìa dầu oliu. Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn sữa, massage nhẹ nhàng, để khoảng 20 phút thì làm sạch da. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần tuần sẽ thấy làn da cải thiện rõ rệt.
Trị mụn sữa hiệu quả bằng cách đắp mặt nạ tự nhiên
Sử dụng kem tẩy trang: Một trong những tác nhân gây mụn sữa là do da bị viêm, bít lỗ chân lông. Do vậy các bạn cần vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn hãy nhớ sử dụng kem tẩy trang trước khi đi ngủ để giúp lỗ chân lông thông thoáng, không gây tổn hại tới các sợi collagen từ đó góp phần loại bỏ mụn sữa.
Xông hơi trị mụn sữa: Xông hơi với tinh dầu tự nhiên là cách làm đẹp đơn giản không chỉ giúp da thông thoáng, loại bỏ bụi bẩn, tẩy tế bào chết mà còn giúp đẩy lùi mụn sữa. Bạn hãy chỉ cần dùng một bát nước nóng rồi để mặt sát gần lại khoảng 3 phút.
Lưu ý: Bạn lấy chiếc khăn trùm đầu để hơi nóng không lan tỏa rộng để hiệu quả tốt nhất.
Trẻ lên mụn sữa nhiều quá phải làm sao?
Để giúp cải thiện tình trạng mụn sữa cho trẻ, cách đơn giản nhất là bạn hãy xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa hoặc kết hợp với việc chăm sóc da phù hợp cho trẻ.
Chế độ ăn uống: Đối với trẻ trong giai đoạn bú mẹ bạn nên tiếp tục cho bé bú thường xuyên để duy trì dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Còn trẻ lớn hơn, khi dùng sữa ngoài cần chọn những sản phẩm có thành phần an toàn, không gây kích thích tiêu hóa. Đồ ăn dặm cho trẻ tránh các thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ dị ứng,…
Để chữa mụn sữa cho trẻ, mẹ nên xây dựng chế độ ăn và vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh da cho bé: Chăm sóc da cho bé cần tránh cọ xát mạnh hoặc sử dụng những loại xà phòng có kích thích mạch. Quần áo cho trẻ cũng cần làm sạch và lựa chọn sản phẩm có chất liệu mềm, thoáng mát. Môi trường ở của bé phải luôn sạch sẽ, tránh các loại khói bụi.
Không tự ý sử dụng mỹ phẩm cho trẻ: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng kem được quảng cáo giúp loại bỏ mụn sữa hiệu quả như kem trị mụn sữa ong chúa, phấn rôm,… tuy nhiên các mẹ lưu ý không tự ý sử dụng cho trẻ nếu không được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Vì những loại kem đó có thể khiến tình trạng mụn sữa nặng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý không nên nặn mụn sữa cho trẻ vì điều này sẽ khiến da bé bị tổn thương.
Như vậy để thấy rằng, mụn sữa là một dạng bệnh không chỉ đơn thuần thường gặp ở trẻ như chúng ta vẫn tưởng, mà chúng còn xuất hiện ở cả những người trưởng thành. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mụn sữa và cách điều trị phù hợp cho từng đối tượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!