Mụn gạo là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mụn gạo xuất hiện trên da mặt hay bất kỳ vị trí nào ngực, cổ đều khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu vì nó khiến làn da của bạn sần sùi, không mịn màng. Nghiêm trọng hơn, mụn gạo có thể lan rộng ở những vùng da xung quanh gây mất thẩm mỹ. Vậy mụn gạo là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Mụn gạo là gì?
Mụn gạo và mụn thịt là cùng một loại. Chúng có kích thước nhỏ li ti và màu trắng ẩn ở phía dưới da không gây tổn thương bề mặt da nhưng khiến da sần sùi không mịn màng. Theo thời gian các nốt mụn nhỏ này sẽ tiếp tục tồn tại trên da và lan rộng hơn gây ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ.
Hình ảnh bệnh mụn gạo dưới da
Mụn gạo thường xuất hiện ở những vị trí như:
- Mụn gạo quanh mắt, mí mắt.
- Mụn gạo ở mũi
- Mụn gạo ở môi
- Mụn gạo ở tay
- Ngực và cổ
Nguyên nhân gây mụn gạo thường gặp
Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân gây mụn gạo, trong đó phải kể đến các yếu tố sau:
-
Môi trường bên ngoài
Sự tác động của các bụi bẩn, khói bụi, chất khí độc ánh, ánh nắng mặt trời,… khiến da bị tổn thương, tích tụ nhiều bụi bẩn, lỗ chân lông ách tắc gây viêm nhiễm hình thành mụn gạo và nhiều loại mụn khác.
-
Nội tiết cơ thể, cơ địa
Sự xuất hiện của mụn gạo cũng là biểu hiện cho trong cơ thể bạn đang dư thừa chất kéo ở dưới lớp biểu bì hoặc do thiếu khoáng tố gây ra tình trạng cấu trúc da bị thay đổi tạo cơ hội để mụn gạo nổi lên bề mặt da. Ngoài ra, ở những người có cơ địa hay nóng trong cũng sẽ kích thích mụn gạo xuất hiện.
-
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ăn nhiều đồ cay nóng gây mụn gạo
Đây cũng là một tác nhân khiến mụn gạo xuất hiện. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, lười uống nước, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, thức khuya, cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mụn gạo phát sinh.
-
Sử dụng mỹ phẩm
Thói quen sử dụng mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm hàng ngày của nhiều chị em phụ nữ cũng là tác nhân dẫn tới mụn gạo. Vì nếu sử dụng mỹ phẩm không hợp, mỹ phẩm có chất kích ứng hoặc trang điểm nhưng không làm sạch khiến lỗ chân lông bị bít tắc sẽ dẫn tới tình trạng mụn gạo ồ ạt.
Mụn gạo có nặn được không?
Theo các chuyên gia da liễu tất cả các loại mụn đều không nên nặn. Thói quen nặn mụn sẽ khiến da dễ bị viêm nhiễm, để lại thâm và sẹo rỗ khiến làn da càng xỉn mà và kém sắc hơn. Đặc biệt, với mụn gạo thì càng không được nặn vì khác với những mụn thông thường khác, loại mụn này không có nhân. Việc nặn mụn gạo sẽ khiến da bị trầy xước, tổn thương, thậm chí không khiến mụn biến mất mà còn làm lan rộng ra những vùng xung quanh hoặc để lại vết sẹo.
Chình vì vậy, các bạn cần tuyệt đối không nặn mụn. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tìm phương pháp điều trị hiệu quả để giúp lấy lại làn da sáng mịn trước đây.
Cách trị mụn gạo quanh mắt, mũi, tay, cổ,… hiệu quả
Mụn gạo xuất hiện ở mặt khiến nhiều bạn cảm thấy khó chịu, mất tự tin về nhan sắc của mình. Để cải thiện tình trạng này, các bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây:
-
Cách trị mụn gạo tại nhà đơn giản
Các cách trị mụn gạo dưới da tại nhà bằng phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên vừa đơn giản, dễ áp dụng mà tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, phương pháp làm đẹp này rất an toàn phù hợp với mọi đối tượng, kể cả bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa mụn gạo hiệu quả
Vậy nếu bạn thắc mắc mụn gạo làm sao hết thì có thể áp dụng những cách tự nhiên như:
Điều trị mụn gạo bằng lá tía tô: Bạn dùng một nắm lá tía tô còn tươi, mang rửa sạch rồi cho vào cối giã nát, ép lấy nước cốt. Sau đó thoa nước ép tía tô lên vùng da có mụn gạo, để qua đêm, sáng hôm sau thức dậy mới rửa sạch. Bạn áp dụng liên tục trong nhiều ngày liên tiếp tới khi mụn hết thì thôi.
Trị mụn gạo trên mặt bằng cơm nóng: Bạn dùng một nắm cơm nóng, nắm chặt thành hình tròn rồi nhẹ nhàng lăn lên vùng da có mụn gạo. Khi cơm nguội thì bạn thay nắm cơm còn nóng khác, thực hiện khoảng 20 phút là được.
Mẹo trị mụn gạo bằng tỏi: Bạn chuẩn bị 2 nhánh tỏi đã bóc sạch vỏ rồi cho vào giã nát, ép nước cốt. Sau đó, lấy tăm bông thấm dung dịch tỏi thoa lên các hạt mụn gạo, để khoảng 20 phút thì rửa sạch.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác để xóa mụn gạo dưới da như chuối xanh, chanh tươi, cà chua, nha đam,….
-
Sử dụng thuốc/kem trị mụn gạo quanh mắt và các vị trí khác
Mụn thịt nhỏ li ti nhưng để điều trị cũng không phải điều đơn giản. Hiện nay, thị trường mỹ phẩm xuất hiện nhiều dòng kem trị mụn gạo được quảng cáo mang lại hiệu quả nhanh sau một thời gian điều trị. Cách trị mụn gạo trên mặt này có ưu điểm dễ thực hiện, kem vừa có thể trị mụn lại giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng da phẳng mịn, đều màu, ngăn ngừa mụn gạo mới xuất hiện.
Các bạn hãy tham khảo một số sản phẩm như:
+ Kem trị mụn thịt Tsubu Night Pack
+ Kem trị mụn thịt hiệu quả Pororinbo.
+ Thuốc bôi đặc trị mụn thịt của Nga Gel Dvelinil.
+ Thuốc trị mụn gạo Podophyllin Paint của Thái
Sử dụng kem trị mụn gạo mang lại hiệu quả nhanh
Sử dụng kem trị mụn gạo để mang lại hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý:
+ Kiên trì thoa kem mỗi ngày 2 lần kết hợp massage nhẹ nhàng.
+ Xác định rõ nguồn gốc trước khi mua và sử dụng vì hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả. Tốt nhất bạn nên mua kem tại cửa hàng uy tín, chất lượng.
+ Cần kiểm tra độ kích ứng bằng cách thoa kem lên vùng da ở cổ tay, sau 30 phút không thấy bất kỳ phản ứng nào mới sử dụng cho da mặt.
-
Cách trị mụn gạo nhanh nhất bằng công nghệ hiện đại
Hiện nay, có một số cách trị mụn gạo trên mí mắt, da mặt, cằm, cổ như:
+ Trị mụn bằng công nghệ E-Light.
+ Điều trị mụn thịt với công nghệ Laser
+ Trị mụn thịt bằng cách sử dụng axit
Trị mụn gạo bằng công nghệ laser mang lại hiệu quả cao
Các công nghệ thẩm mỹ hiện đại tuy có giá thành cao nhưng hiệu quả mang lại rất tốt chỉ sau 1 – 2 lần điều trị; đồng thời phương pháp này còn giúp phục hồi tái tạo tế bào da khỏe mạnh. Do vậy các bạn có thể cân nhắc về việc áp dụng những công nghệ hiện đại để giúp cải thiện mụn gạo hiệu quả nhất.
Cách phòng tránh và hỗ trợ mụn thịt
Mụn thịt sau khi điều trị có thể quay trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, các bạn cần chủ động phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh bằng các cách như:
+ Tăng cường uống nước giúp duy trì độ ẩm cho da ẩm mịn, khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây hại.
+ Tuyệt đối không nặn mụn để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công khiến mụn nghiêm trọng hơn.
+ Không lạm dụng mỹ phẩm để tránh tình trạng da bị kích ứng, viêm.
+ Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ để giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế mụn
+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,… để mụn không có cơ hội xuất hiện.
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về mụn gạo dưới da. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mụn gạo và cách điều trị phù hợp từ đó sớm loại bỏ những đốm mụn nhỏ li li “khó ưa” trên da mặt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!