Hướng dẫn trị rôm sảy bằng lá khế hiệu quả cho trẻ

Trị rôm sảy bằng lá khế là một trong những mẹo dân gian thường được các mẹ truyền tai nhau và áp dụng cho trẻ mỗi khi tiết trời oi ả bởi độ hiệu quả và tính an toàn cao. Vậy trị rôm sảy bằng lá khế như nào thì đúng cách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.

Công dụng của lá khế

Lá khế có công dụng tốt trong việc điều trị rôm sảy, mẩn ngứa

Tắm bằng lá khế sẽ giúp trẻ thoát được rôm sảy, ngứa ngáy khó chịu

Từ lâu, lá khế đã được ca tụng là phương thuốc dân gian hữu hiệu giúp điều trị tích cực rôm sảy, mẩn ngứa viêm da cơ địa, dị ứng.

Theo Đông y, lá khế có tính chất thanh nhiệt, khi phong, chuyên dùng để điều trị các triệu chứng của phong. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể cho trẻ tắm bằng lá khế để cải thiện chứng bệnh này đồng thời đem lại cho trẻ một làn da mịn màng, không còn cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Tham khảo: Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Trị rôm sảy bằng lá khế cho trẻ như thế nào?

Để trị rôm sảy bằng lá khế cho trẻ, mẹ chỉ cần đun nước tắm bằng lá khế rồi cho trẻ tắm là được. Tuy nhiên cần phải chế biến nước tắm và cho trẻ tắm đúng cách thì mới đạt được hiệu quả cao. Dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn chi tiết:

Cách tắm bằng nước lá khế hiệu quả cho trẻ

Các bước tắm lá khế cho bé khá đơn giản, mẹ có thể dễ dàng thực hiện

Tắm lá khế đúng cách sẽ trả lại cho bé làn da mịn màng, hết ngứa ngáy

  • Bước 1: Hái 1 nắm lá khế tươi đem về rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút cho sạch bụi bẩn và các loài côn trùng gây hại
  • Bước 2: Đem lá khế đun sôi cùng 3 lít nước.
  • Bước 3: Rửa sạch chậu tắm của trẻ, cho nước ấm vào tắm ướt cơ thể trẻ, đổ nước này đi. Sau đó cho nước lạnh vào pha cùng với nước lá khế mới nấu, vớt bỏ lá khế và tắm cho trẻ.
  • Bước 4: Rửa sạch chậu tắm của trẻ, cho nước ấm vào tắm ướt cơ thể trẻ, đổ nước này đi. Sau đó cho nước lạnh vào pha cùng với nước lá khế mới nấu, vớt bỏ lá khế và tắm cho trẻ.
  • Bước 5: Sau khi tắm nước lá khế xong, mẹ tắm sơ qua cho trẻ bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
  • Bước 6: Lau khô người, cho trẻ mặc các quần áo thoáng mát, sạch sẽ.

Lưu ý: Sau khi tắm xong, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm một chút cháo ấm.

Bên cạnh cách đun nước tắm, mẹ có thể vò lá khế tươi, rồi đem lọc lấy nước pha với nước ấm cộng thêm một chút muối thành nước tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này mẹ cần rửa thật sạch để đảm bảo không còn sâu ngứa trong lá khế.

Ngoài lá khế, còn một số loại lá khác khi tắm cũng cho hiệu quả trị rôm sảy cao như lá tía tô, lá mảnh bát,…

Xem thêm thông tin hữu ích: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm gì

Lá khế tuy đem lại hiệu quả trị rôm sảy nhưng hiệu quả như thế nào, nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.

Những lưu ý khi tắm lá khế cho trẻ 

Tắm lá khế rất tốt cho trẻ vì không những giảm mụn ngứa, rôm sảy mà còn làm dịu mát làn da. Tuy vậy muốn áp dụng thành công, mẹ cần nhớ kỹ nhưng điều sau khi thực hiện trị rôm sảy bằng lá khế:

  • Chọn lá khế sạch không nhiễm thuốc hóa học hay các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại cho da trẻ. Có một số loại vi khuẩn vẫn có khả năng tồn tại dù đã được đun sôi trong nước vậy nên mẹ cần kiểm tra kỹ càng lá khế trước khi sử dụng cho trẻ. Mẹ hãy lựa chọn lá khế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo không nhiễm các loại vi khuẩn, virus nhé.
  • Để tránh trường hợp da bé dị ứng với lá khế, mẹ có thể thử bằng cách đun trước một cốc nước lá nhỏ rồi bôi lên 1 vùng nhỏ trên tay của bé để theo dõi xem da bé có phản ứng lạ không. Nếu không, mẹ mới bắt đầu tắm cho trẻ.
  • Hái lá khế nên chọn loại còn xanh, không quá non, không quá già.
  • Nếu da bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị rôm sảy, mẩn ngứa, thì mẹ không nên cho bé tắm lá khế. Vì trong lá khế có nhựa, sẽ làm da bé bị xỉn màu.
  • Chỉ nên tắm cho bé 3 lần/1 tuần bằng nước lá khế.
  • Không nên thêm muối vào nước lá khế khi đun. Việc này không khiến da bé sạch hơn mà còn có thể làm cho da có cảm giác nhớp dính. Mẹ chỉ nên dùng muối để rửa lá trước khi cho vào đun để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Không nên pha nước tắm lá khế quá đặc.
  • Nếu da trẻ bị trầy xước nhiều, có sưng mủ thì không nên tắm bằng lá khế, cũng không nên dùng lá để đắp lên các vùng bị sưng mủ.

Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ nhỏ nếu không chăm sóc kỹ có thể gây ra nhiễm trùng da

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ cần lưu ý kỹ một số điều để tránh những biến chứng đáng tiếc

  • Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
  • Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
  • Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
  • Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
  • Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy

 Rôm sảy có thể phòng tránh được bởi những thói quen sinh hoạt hàng ngày

Rôm sảy tuy dễ bị nhưng nếu biết cách thì vẫn có thể phòng tránh được

  • Để tránh bị rôm sảy, hãy tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…
  • Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
  • Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester.
  • Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.

Với những thông tin trên, các mẹ có thể tự tin áp dụng cách trị rôm sảy bằng lá khế cho trẻ, giúp da trẻ mịn màng, khô thoáng!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo