Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh – Những biểu hiện cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Viêm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng bệnh lý về da rất phổ biển, bởi da của trẻ rất mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những tác động, xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh và điều trị hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

>>> Hình ảnh viêm da ở trẻ sơ sinh khiến mẹ nào cũng phải giật mình

>>> Coi chừng với biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh

Viêm da là bệnh lý về da thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi, mọi đối tượng, trong đó dễ gặp và khó điều trị nhất là trẻ sơ sinh. Da của trẻ sơ sinh rất non nớt, sức đề kháng của cơ thể trẻ cũng yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh và dễ dẫn tới tình trạng viêm da.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh cơ thể do viêm nhiễm khuẩn từ bên ngoài môi trường, do cha mẹ không giữ vệ sinh tốt cho trẻ hoặc cũng có nhiều trường hợp là do cơ địa của trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến da.

Bệnh viêm da tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh và khám chữa kịp thời có thể điều trị bệnh tốt, hạn chế được biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh

Viêm da ở trẻ sơ sinh được chia thành nhiều loại như: chàm, chàm bội nhiễm, chàm thể tạng, chàm cơ địa,… Ở mỗi dạng bệnh lý cũng như cơ địa của mỗi bé sẽ có những biểu hiện riêng và chia theo các cấp độ, mức độ khác nhau.

Một số dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh ở các giai đoạn phát triển của bênh có thể kể đến như:

Một hình ảnh viêm da cơ địa cấp tính ở trẻ em

  • Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn khởi phát của bệnh viêm da, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng cụm. Phần da nổi mụn bị tấy đỏ, phù nề, ngứa nhiều,… các vết mụn có thể bị chảy nước và trầy xước, lở loét nếu bị va chạm.

Một hình ảnh viêm da cơ địa bán tính ở trẻ em

  • Giai đoạn bán cấp: Sau một thời gian bị nổi mụn nước và chảy nước, các tổn thương trên da sẽ đỡ hơn, ít phù hơn, bề mặt da khô và ít ngứa hơn. Thời điểm này khi sờ vào da của bé sẽ thấy rất khô, ráp và sần sùi.

Một hình ảnh viêm da cơ địa mãn tính ở trẻ em

  • Giai đoạn mãn tính: Đây là giai đoạn viêm nặng, các tổn thương trên da sẽ có vảy dày hơn và bắt đầu bong tróc, bị lichen hóa kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Các dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tốt, vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cẩn thận rất dễ dẫn đến viêm nhiễm nặng, nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Viêm da bỗi nhiễm rất nguy hiểm, trên da xuất hiện nhiều mủ, đau rát, lở loét,…

Mức độ viêm nhiễm nặng sẽ rất khó điều trị và có thể gây ra các di chứng nặng nề, đặc biệt khi bị viêm ở vùng mặt, đầu, cổ,… – đây là vị trí tập trung rất nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh. Viêm da trên vùng này, khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não, tổn thương hệ thần kinh, các mạch máu và rất khó phục hồi.

Khắc phục bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ảnh hưởng của bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh với sức khỏe và sự phát triển của trẻ là rất lớn. Chính vì vậy, ngay khi thấy trên da của trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Trong quá trình điều trị bệnh cho bé các mẹ cần chú ý:

  • Giữ vệ sinh da cho bé: Tắm rửa thường xuyên, giữ cho da luôn khô thoáng, sạch sẽ. Trường hợp viêm da nhẹ các mẹ có thể dùng các loại thảo dược dân gian để tắm, nhưng trong trường hợp bệnh nặng nên tắm cho bé theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tốt nhất là dùng nước sạch.
  • Sử dụng thuốc đặc trị: Sử dụng một số loại thuốc bôi, kem dưỡng, thuốc mỡ,… đặc trị dành cho trẻ sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi trên da của bé, bởi da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị tác động và dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng.
  • Thường xuyên tái khám, kiểm tra tình trạng bệnh của bé tại cơ sở y tế, để bác sĩ điều chỉnh thuốc dùng cho phù hợp.

Viêm da ở trẻ sơ sinh một khi đã mắc phải nếu không được điều trị tốt bệnh sẽ rất khó khỏi và để lại di chứng nghiêm trọng. Cách tốt nhất để hạn chế các biến chứng của bệnh là cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho bé từ chính những thói quen sinh hoạt, chăm sóc, giữ vệ sinh cho con hàng ngày như:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày, tắm rửa thường xuyên, rửa sạch cho con sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mô hôi cho trẻ.
  • Hạn chế mặc tã, bỉm cho con dễ khiến da bị bí bách, hăm và viêm nhiễm. Nên chọn loại tã có chất lượng tốt, dễ thấm hút, kích thước vừa phải, thoải mái, thay tã cho bé 2 – 3 tiếng/lần.
  • Nên dùng các sản phẩm vệ sinh, xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Không dùng các sản phẩm có chứa chất hóa học dễ gây dị ứng da và viêm nhiễm cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh cũng như các lưu ý khi điều trị và cách phòng tránh bệnh cho bé mà các bậc phụ huynh nên biết. Hãy chăm sóc cho con thật tốt để không gặp phải những bệnh lý nguy hiểm về da. Trường hợp thấy da bé có biểu hiện bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Tìm hiểu ngay: Cách chữa viêm da ở trẻ sơ sinh – Mẹ cần tìm hiểu ngay trước khi quá muộn

Quỳnh Nguyễn (TH)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo