Bôi \”thuốc tiên\” cũng không khỏi viêm da cơ địa vì 6 sai lầm này!

Bạn bôi rất nhiều loại thuốc đắt tiền nhưng vẫn không thể trị khỏi bệnh viêm da cơ địa trong khi cùng một loại thuốc người khác đã khỏi? Lý do là vì bạn đang chữa viêm da cơ địa sai cách. Hãy kiểm tra 6 sai lầm phổ biến trong cách chữa viêm da cơ địa dưới đây để biết mình đã điều trị đúng cách chưa.

Bạn nên đọc: 

>> Viêm da cơ địa có trị khỏi được không? 

>> Viêm da cơ địa có lây không?

1. Tự ý dùng thuốc

Không chỉ riêng bệnh viêm da cơ địa mà hầu hết các bệnh khác, người Việt vẫn có thói quen tự tìm hiểu và dùng thuốc theo lời mách bảo. Không chỉ có những bài thuốc dân gian mà ngay cả những loại thuốc tân dược cũng vô tư áp dụng không cần chỉ định của bác sĩ.

Nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa dai dẳng suốt 7 năm đã được hỗ trợ điều trị lành bệnh, phục hồi da nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang...

Nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định

Đây thực sự là vấn đề nan giải, bệnh nhân nên nhớ rằng tùy vào từng tình trạng của mỗi người mà sẽ dùng theo chỉ định phù hợp. Việc tự ý dùng thuốc sẽ biến từ một bệnh có triệu chứng dễ chưa như viêm da cơ địa trở thành một bệnh khó chữa do kháng thuốc.

Lời khuyên:

Đi khám để được bác sĩ chỉ định đúng thuốc.

2. Bôi quá liều lượng chỉ định

Một số khác lại có tâm lý nôn nóng muốn nhanh khỏi bệnh đã dùng liều lượng nhiều hơn chỉ định. Nhưng thực chất, việc này không những không làm thuyên giảm bệnh mà còn khiến bệnh viêm da cơ địa nặng hoặc bị kích ứng nhiều hơn.

Lý do là vì cơ thể cần được thích nghi và đáp ứng ở một mức nhất định theo từng giai đoạn. Việc dùng quá liều lượng khiến cơ thể không thích nghi, hấp thu được gây ra phản ứng ngược.

Lời khuyên:

Chỉ dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Không sát trùng vết thương trước khi bôi thuốc

Trước khi bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm, bệnh nhân cần phải sát trùng và làm sạch nhưng một số người đã bỏ qua bước này mà trực tiếp bôi thuốc khiến da bị bội nhiễm, nhiễm trùng.

Phải sát trùng trước khi bôi thuốc để tránh nhiễm trùng, bội nhiễm

Lời khuyên:

Hãy rửa sạch vùng da bị thương bằng nước muối sinh lý, lau khô bằng bông y tế sau đó dùng thuốc theo hướng dẫn.

4. Không kiêng khem trong quá trình dùng thuốc

Rất nhiều bệnh nhân than vãn với bác sĩ rằng do đặc thù công việc họ khó có thể thực hiện kiêng khem. Ví dụ như một số người làm công việc kinh doanh phải thường xuyên dùng bia rượu, chất kích thích hoặc các bà nội trợ thì khó có thể tránh được việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng có bệnh thì phải chữa, nếu không khiêng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ không thể chữa dứt điểm, như vậy không chỉ tốn công, tốn của mà còn gây nhiều phiền phức trong cuộc sống.

Lời khuyên:

Hãy điều chỉnh thói quen sinh hoạt, hạn chế tối đa các tác nhân khiến bệnh nặng hơn.

5. Không theo đủ liệu trình

Khi dùng thuốc, đặc biệt là dùng thuốc đông y, bệnh nhân thường “nóng ruột” vì lâu có kết quả nên dẫn đến việc bỏ dở liệu trình. Hoặc như việc dùng thuốc tây chưa hết liệu trình thấy tiến triển chậm liền đổi sang thuốc khác. Việc này khiến liệu trình sau phải bắt đầu lại từ đầu mà hiệu quả lại bị giảm vì một số người có hiện tượng kháng thuốc.

Bôi thuốc theo đúng liệu trình

Bôi thuốc theo đúng liệu trình

Lời khuyên:

Dù bạn có điều trị ở phương pháp nào thì cũng cần phải tin tưởng và kiên nhẫn thực hiện đủ liệu trình để có được kết quả tốt nhất.

Đối với bệnh nhân nhẹ, hợp thuốc có khi chỉ 1 thời gian ngắn đã khỏi nhưng cũng có trường hợp nặng cần mất khoảng 2-3 tháng với khỏi. Hãy kiên nhẫn thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

6. Ngứa là gãi

Phản ứng đầu tiên của các bệnh nhân khi ngứa là gãi, điều này khiến vùng da bệnh bị xước, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn có thói quen nặn nụn nước, bóc vảy sớm để giảm ngứa. Đây là những thói quen cực xấu khiến bệnh viêm da cơ địa không thể chữa khỏi và làm bệnh nặng hơn.

Lời khuyên:

Đây là những biểu hiện tự nhiên trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên tác động đến vết thương. Để hạn chế việc này, tốt nhất bên cắt ngắn móng tay, đeo găng tay bằng vải vào ban để hạn chế gãi vào ban đêm.

Hy vọng những thông tin và lời khuyên trên có thể giúp bệnh nhân bị viêm da cơ địa có cách điều trị đúng đắn hơn, sớm khỏi bệnh!

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo