4 Cách chữa sùi mào gà tại nhà hiệu quả với những nguyên liệu sẵn có
Hiện nay, sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến với khả năng lây lan nhanh chóng. Cách chữa sùi mào gà tại nhà là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn bởi đơn giản và tiết kiệm chi phí, đặc biệt rất an toàn cho da, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.
Thực tế, có rất nhiều cách chữa bệnh sùi mào gà bằng dân gian đơn giản ngay tại nhà mà người bệnh có thể lựa chọn. Dưới đây là 4 cách cách chữa được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực cho bạn.
Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu không
Theo nghiên cứu, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nó còn được sử dụng trong để sản xuất một số chất khử trùng, mùi hay những chất chống kích ứng khác…
Nhờ vậy mà trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu không được áp dụng để giúp vết thương, tổn thương nhanh lành, mờ các vết sẹo thâm.
Chữa sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu không
Cách dùng:
- Người bệnh lấy khoảng 20 lá trầu, rửa sạch với nước muối pha loãng;
- Giã nát lá trầu rồi cuốn trong mảnh vải mỏng sạch;
- Sau đó, bôi hoặc chườm lên vùng da tổn thương;
- Thực hiện 4-5 lần/ ngày và liên tục để thấy được kết quả điều trị.
Mặt khác, người bệnh có thể lấy lá trầu với lượng lớn hơn nấu nước tắm. Tắm nước lá trầu không sẽ giúp các tổn thương khô, se nhanh hơn, đặc biệt là không bị nhiễm trùng.
Điều trị sùi mào gà tại nhà với vỏ chuối
Vỏ chuối trị sùi mào gà có lẽ rất ít người biết đến, nhưng nó có thể mang lại một số tác dụng nhất định cho người bệnh.
Trong vỏ chuối có tính kháng khuẩn, với công dụng tiêu viêm, làm trắng da, chống lão hóa, trị mụn… Ngoài ra, vỏ chuối còn chứa lượng lớn các vitamin B6, B12, kali và kẽm thường được dùng để làm trắng răng.
Cách dùng: Người bệnh sử dụng vỏ chuối chà xát trực tiếp vào vùng niêm mạc có các nốt sùi mào gà. Để có được hiệu quả cao hơn, người bệnh có thể dùng băng keo để cố định vỏ chuối tại những nốt sùi.
Vỏ chuối có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả
Cây thầu dầu trị sùi mào gà
Một trong những cách chữa sùi mào gà tại nhà người bệnh nên lưu ý đó là sử dụng cây thầu dầu. Thầu dầu hay còn được gọi là cây đu đủ tía thuộc nhóm cây quý với nhiều công dụng trong đời sống của chúng ta. Hiện nay, chúng được trồng rất nhiều để phục vụ cho y học cũng như kinh tế, thực phẩm.
Thông thường Đông y sử dụng thầu dầu để làm thuốc đắp ngoài. Theo đó, với cách chữa trị bệnh sùi mào gà bằng cây thầu dầu bạn thực hiện như sau:
Cây thầu dầu đem rửa sạch, chà lên vết sùi mào gà, sau đó đắp lên nốt sùi một lúc và rửa lại sạch sẽ với nước mát. Bạn nên thực hiện cách này vài tuần để có được hiệu quả.
Tăng cường vitamin C
Sức đề kháng kém chính là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh sùi mào gà hay những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Chính vì vậy, theo các chuyên gia người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể giúp chống lại sự phát tán, lan rộng của virus HPV.
Khi áp dụng những cách chữa sùi mào gà tại nhà thì người bệnh chú ý bổ sung vitamin C từ các lại rau quả (cà chua, cải xanh, đu đủ, mồng tơi…). Hoặc các loại viên uống bổ sung vitamin C.
Ngoài những cách trên đây người bệnh có thể sử dụng lá tía tô, tỏi, giấm táo để chữa sùi mào gà cũng mang lại hiệu quả.
Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng
Lưu ý:
Những cách chữa bệnh sùi mào gà trên đây tuy lành tính, an toàn nhưng lại chỉ áp dụng cho người bệnh giai đoạn nhẹ, nếu bệnh ở giai đoạn nặng thuốc sẽ không có tác dụng.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng thuốc phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu hợp thuốc bệnh sẽ có kết quả khả quan và ngược lại.
Trên đây là những cách chữa sùi mào gà tại nhà với các nguyên liệu vô cùng quen thuộc mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tránh những vấn đề không đáng có. Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm: 4 cách chữa sùi mào gà cho hiệu quả tốt nhất hiện nay và những lưu ý quan trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!