Cảnh báo: Những thói quen của mẹ vô tình khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy chủ yếu do thời tiết quá nắng nóng, tuyến mồ hôi vẫn còn non, chưa phát triển toàn diện nên dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến nổi rôm. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ những thói quen sai lầm của mẹ.

Tại sao trẻ thường bị rôm sảy hơn người lớn?

Thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.

trẻ bị rôm sảy

Cơ địa chính là nguyên nhân khiến trẻ thường bị rôm sảy hơn so với người lớn

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm, tuyến mồ hôi lại chưa phát triển hoàn chỉnh, khiến mồ hôi không có đường thoát ra mà lưu giữ lại dưới da nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi.

Những thói quen của mẹ vô tình khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy chủ yếu do thời tiết quá nóng nhưng một phần cũng do một số thói quen thiếu hiểu biết hàng ngày của mẹ. Các mẹ hãy cùng điểm qua những sai lầm khi chăm sóc con dưới đây và rút kinh nghiệm nhé:

  • Mẹ đeo bao tay, bao chân cho trẻ mọi lúc, mọi nơi

đeo bao tay cho trẻ

Mẹ đeo bay, bao chân cho trẻ mọi lúc sẽ khiến trẻ bị bí, nóng

Trẻ còn nhỏ, sức đề kháng vẫn yếu nên rất dễ bị ốm. Chính vì điều đó, hầu như bà mẹ nào cũng sợ con lạnh nên phòng thủ kín cho con bằng bao tay, bao chân mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên cách làm này chưa hẳn đã đúng. Vì vào những ngày nắng nóng, cơ chế thoát nhiệt của bé chính là qua da. Việc bọc quá kín sẽ dẫn đến tình trạng bí, ngứa, không thoát được mồ hôi khiến trẻ bị rôm sảy và các bệnh ngoài da.

Bố mẹ chỉ cần đội mũ cho trẻ những ngày trời lạnh, lúc đi ra ngoài hay khi nằm phòng điều hòa. Còn bình thường mẹ để chân trần cho trẻ thoải mái quẫy đạp, chạm cái này, cái kia nhé! Những ngày hè không nằm điều hòa thì không nên đeo bao chân cho trẻ.

  • Mẹ cho trẻ nằm điều hòa với nhiệt độ quá cao

Nhầm lẫn tai hại nhất của rất nhiều mẹ chính là chưa hiểu rõ nhiệt độ phòng và nhiệt độ máy lạnh. Trên thực tế, nhiệt giữa máy và phòng hoàn toàn khác nhau và muốn phân biệt phải dựa vào nhiệt kế để xác định. Có khi máy lạnh 21 độ nhưng phòng thì 30 độ. Hoặc máy lạnh 29 độ nhưng nhiệt độ phòng 20 độ.

bé nằm điều hòa

Nhiệt độ điều hòa quá cao cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Nhiệt độ trẻ em thấp hơn người lớn 1 độ nên bé thường nóng hơn người lớn. Nếu nhiệt độ phòng trên 28 độ C, ngoài việc làm trẻ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy còn lăm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS (là hiện tượng trẻ từ 1-12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân).

Các chuyên gia đã chỉ ra, nhiệt độ phòng cho bé thích hợp nhất là 20 độ. Khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ, mẹ không nên để điều hóa quá 2 tiếng, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ dễ bị ốm. Điều hòa không nên chĩa thẳng vào chỗ bé nằm và nên có máy tạo ẩm để cân bằng không khí.

Ngoài ra, mẹ chỉ nên đắp chăn mỏng cho bé chứ không nên mặc quần áo quá dày khiến trẻ dễ đổ mồ hôi.

  • Mẹ dùng phấn rôm bôi da cho trẻ

Những nghiên cứu gần đây cũng như ý kiến từ nhiều bác sĩ, chuyên gia cho thấy, phấn rôm tuy có thể hạn chế được rôm sảy nhưng lại mang tới rất nhiều hệ lụy. Thành phần chính của phấn rôm là bột talc có thể gây ra những tác hại nguy hiểm như bị ho, khó thở, nôn, phù phổi nếu không may hít phải. Ngoài ra, đối với bé gái, nếu phấn rôm không may bay vào vùng kín như âm hộ,… có thể bị u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

bôi phấn rôm cho trẻ

Phấn rôm tuy hạn chế được rôm sảy nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy

Lời khuyên đưa ra là mẹ vẫn có thể dùng phấn rôm bôi da cho trẻ khi trẻ bị rôm sảy nhưng tuyệt đối không được bôi vào vùng kín, vùng gần mặt, mắt và đặt phấn rôm xa tầm tay của trẻ. Điều quan trọng là nên mua phấn rôm từ các thương hiệu có uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ. Mẹ cũng đừng quên thử phản ứng da của trẻ với phấn rôm bằng cách bôi da tay, thoa nhẹ nhàng lên da bé và theo dõi trong vòng 24h.

Bên cạnh đó, khi bôi phấn rôm cho trẻ, mẹ nhớ tuyệt đối không được bôi cho trẻ ở nơi có nhiều quạt gió và không bôi vào vùng bị hăm, viêm nhiễm nhé!

>> Xem video: Lưu ý khi bôi phấn rôm cho trẻ

  • Mẹ dùng nước tắm lạnh để làm dịu da trẻ

tắm nước lạnh cho trẻ

Tình trạng rôm sảy của trẻ có thể nặng hơn sau khi tắm nước lạnh

Trẻ bị rôm sảy thường bị ngứa ngáy từng cơn như kim châm, vô cùng bứt rứt, khó chịu và hay quấy khóc. Nhiều mẹ vì xót con, muốn làm dịu cơn ngứa cho con nên dùng nước lạnh để tắm nhằm giúp con thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Rôm sảy là do nhiệt độ cao dẫn đến đổ mồ hôi. Nhưng khi làn da mỏng manh của trẻ tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến cho các mạch máu co lại, lỗ tuyến mồ hôi bị ách tắc nhiều hơn nên không thể bài tiết được. Vì vậy không ngạc nhiên nếu tình trạng rôm sảy của trẻ nặng hơn sau khi tắm nước lạnh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ tắm nước nóng quá vì nhiệt độ cao lẽ dĩ nhiên sẽ kích thích da khiến tiến triển bệnh nặng hơn.

  • Những điều mẹ nên làm để trẻ không bị rôm sảy

Để trẻ không bị rôm sảy, mẹ cần áp dụng những chế độ, thói quen sinh hoạt và ăn uống thích hợp cho trẻ. Sau đây là những điều nên làm, có thể giúp trẻ phòng ngừa rôm sảy, mẹ đọc qua và tham khảo nhé:

–          Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp

–          Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn và làn da của bé rất nhạt cảm nên trong những ngày nóng bức, bố mẹ có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch.

–          Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thoáng, rộng. Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi ở nơi không bụi, khói.

–          Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau

–          Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.

–          Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.

–          Hạn chế các thức ăn cay như: ớt, tỏi, tiêu,.. hoa quả có tính nóng như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải,…

Xem thêm thông tin hữu ích: Trẻ bị rôm sảy ăn gì

Trẻ bị rôm sảy tuy không nguy hiểm gì những sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu. Để con không bị rôm sảy, mẹ cần tham khảo những thói quen sinh hoạt tốt cho con, và loại bỏ một số thói quen sai lầm nhé. Với những thôn tin trong bài viết, hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn để phòng ngừa rôm sảy cho con.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo