Cách trị bệnh ngứa nổi mề đay – Giảm triệu chứng ngay tức thì
Cách trị bệnh ngứa nổi mề đay sẽ dễ dàng và có thể điều trị triệt để nếu bạn lựa chọn và tuân thủ theo đúng phương pháp dưới đây.
>> 6 Cách trị nổi mề đay dân gian đơn giản, hiệu quả
>> 9 Mẹo chữa mề đay hiệu quả với chi phí thấp nhất
Mề đay là phản ứng viêm da có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin gây ra các triệu chứng đặc thù là ngứa, sẩn phù màu hồng và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người.
Trong đó, đa số trường hợp mề đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi nhiều sẩn vì thế việc điều trị mề đay chủ yếu làm giảm triệu chứng này.
Nguyên tắc điều trị trước tiên là xác định và loại bỏ dị nguyên vì thế bệnh nhân nên lưu ý và tránh các yếu tố nghi ngờ gây dị ứng. Sau đó, thực hiện điều trị triệu chứng với những phương pháp sau.
Cách xử lý nhanh cơn ngứa ngay tại nhà
– Áp lạnh
Đối với những trường hợp bắt đầu có hiện tượng nổi mẩn ngứa hay các sẩn phù to toàn thân có thể dùng khăn lạnh để khắc phục.
Cách làm: Dùng khăn bông sạch nhúng vào nước lạnh sau đó vắt bớt nước rồi nhẹ nhàng đắp lên những đám ngứa hay những vết đỏ. Sau khoảng nửa giờ, các triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay sẽ suy giảm.
Hoặc có thể dùng túi nước đá lạnh trong băng gạc sau đó chườm lên vùng da bị ngứa từ 5-10 phút rồi lặp lại nhiều lần cho đến khi cơn ngứa giảm hoặc dứt hẳn.
Lưu ý, bạn chỉ nên lấy khăn thấm nước lạnh để đắp da chứ không nên ngâm mình trong bồn nước lâu, nhất là ngâm nước nóng càng nguy hiểm. Bời vì ngâm bồn sẽ khiến da bị khô hơn dẫn đến tổn thương sâu hơn.
– Dùng giấm thanh
Pha giấm thanh (giấm táo) với nước ấm theo tỷ lệ một phần giấm, hai phần nước để thoa lên da hoặc hay tắm.
Sau khi thực hiện những phương pháp trên mà các triệu chứng không thuyên giảm, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Cách trị nổi mề đay ngứa bằng thuốc tây y
Điều trị mề đay theo Tây y có mục đích làm mất các triệu chứng dị ứng điều chỉnh các rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức bằng cách vô hiệu hóa chất hóa học trung gian.
Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán điều trị Da liễu gồm những loại thuốc sau:
– Thuốc trị mẩn ngứa mề đay dạng uống: người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin (thuốc kháng Histamin thế hệ 1) hoặc Claritine. Hay 1 số loại thuốc không gây buồn ngủ như Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
– Thuốc trị mề đay mẩn ngứa dạng bôi: nếu người bệnh ngứa nhiều có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.
+ Ưu điểm: Cách làm này tiện lợi, tình trạng bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng.
+ Hạn chế: Triệu chứng có thể giảm nhanh nhưng khó khỏi hoàn toàn được vì thuốc tây chỉ mới điều trị triệu chứng chưa chú trọng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn không trị dứt điểm nguyên nhân gốc rễ thì sau 4-6 tiếng hết thuốc bạn sẽ lại ngứa lại như thường và như vậy bạn phải dùng thuốc thường xuyên cả đời, thuốc hết tác dụng lại phải bổ sung lượng thuốc mới và hiệu quả ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc mang lại tác dụng phụ như: làm giãn tĩnh mạch, hại dạ dày, gan, thận.
Trị mề đay mẩn ngứa bằng Đông y
Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng phương pháp đông y của dòng họ Đỗ Minh. Đây là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ gồm thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, thuốc bổ gan dưỡng huyết, thuốc giải độc bổ thận.
Bài thuốc gồm các vị chủ như: bồ công anh, tơ hồng xanh, kim ngân cành,hạ khô thảo, xích đông, diệp hạ châu, sài đất, nhân trần… cùng nhiều vị thuốc quý khác gia giảm theo chứng bệnh và cơ địa cụ thể của từng bệnh nhân.
Nhờ những vị thuốc trên sẽ giúp cho người bệnh thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, tiêu sưng làm tan nhanh các vết mẩn đỏ.
Hiệu quả lâu dài, ổn định, có thể cùng lúc điều trị bệnh và điều hòa, bổ dưỡng các chức năng của can, tâm, tỳ, vị, thận giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống nhiều mặt bệnh và phòng ngừa biến chứng do mề đay gây ra.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc BV Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:
Một số lưu ý khi trị bệnh mề đay mẩn ngứa
– Tránh xa các tác nhân có thể gây mề đay, dị ứng.
– Khi phát hiện bệnh mề đay dị ứng không gãi hoặc làm trầy da.
– Không tự ý bôi thuốc, dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn.
– Tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị bác sĩ đã đề ra.
– Tránh xa các chất kích thích: rượu bia thuốc lá.
– Có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, đúng khoa học.
Trên đây là những thông tin về bệnh mề đay mẩn ngứa và các cách trị bệnh mề đay mẩn ngứa mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc, hy vọng các bạn sớm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Có thể bạn cần: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng