Cách chữa viêm da mặt với 5 đầu bệnh phổ biến nhất hiện này

Viêm da mặt gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và nếu điều trị sai cách sẽ gây biến chứng như sẹo vĩnh viễn dó đó cần tìm cách chữa viêm da mặt đúng bệnh, đúng thuốc. Vậy có những dạng viêm da mặt nào phổ biến và dùng thuốc gì điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

>>> Cách xử lý những triệu chứng viêm da mặt thường gặp nhanh nhất

>>> Viêm da dầu ở mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Cách chữa viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da ở mặt là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhũ nhi (dưới 2 tuổi) nhất là vùng má, trán với những biểu hiện như mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết, đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm.

Với vùng da này, nguyên tắc điều trị vẫn là dùng thuốc chống khô da, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm. Tuy nhiên, chỉ dùng loại có hoạt tính yếu vì vùng da này tương đối mỏng, nhạy cảm.

Cụ thể, dùng các loại thuốc trị viêm da mặt sau để trị viêm da cơ địa ở mặt:

Các loại thuốc bôi

  • Thuốc corticoid: Dùng corticoid loại hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5% để điều trị. Lượng thuốc bôi trong 1 tuần, giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.
  • Mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
  • Làm ẩm bằng urea 10%, petrolatum nếu da khô.
  • Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9% trong trường hợp bị rỉ dịch.
  • Dùng thuốc mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic để bạt sừng, bong vảy.
  • Cân nhắc dùng thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1%.

Thuốc uống toàn thân

  • Thuốc kháng histamin H1
  • Kháng sinh thuốc nhóm cephalosphorin thế hệ 1
  • Thuốc corticoid
  • Một số thuốc khác cyclosporin, methotrexat

2. Cách trị viêm da mặt thể viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt cũng là một bệnh phổ biến có thể là do dị ứng mỹ phẩm, thuốc, ánh nắng… Triệu chứng thường gặp là đỏ da nề, mụn nước, tiết dịch.

Nguyên tắc điều trị đơn giản chỉ cần loại bỏ căn nguyên và điều trị cụ thể tùy thuốc vào giai đoạn của bệnh. Thông thường sẽ dùng các chế phẩm có corticoid.

Trong trường hợp viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa toàn thân có thể chỉ định dùng corticoid toàn thân liều thấp 15-20mg/ngày x 3 ngày sau giảm liều xuống 5mg/ngày x 3 ngày, sau đó ngưng điều trị toàn thân.

3. Trị viêm da mặt thể viêm da dầu

Viêm da dầu ở mặt có triệu chứng là dát đỏ, có vảy da, thường ở giữa hai lông mày, rãnh mũi má. Nguyên tắc điều trị là dùng thuốc kháng nấm tại chỗ có tác dụng với Pityrosporum. Không nên dùng thuốc bôi corticoid.

Đối với thương tổn trên mặt nên dùng các loại xà phòng ZnP 2%, đồng thời dùng các thuốc chống nấm imidazol như ketoconazol, bifonazol hay ciclopiroxolamin.

4. Trị trứng cá bị viêm

Trứng cá là bệnh da thông thường nhưng nếu chăm sóc, điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm da, nhiễm trùng, gây sẹo lồi, sẹo lõm.

Nguyên tắc điều trị gồm chống tiết nhiều chất bã, chống dày sừng cổ tuyến bã và chống nhiễm khuẩn.

Một số thuốc dùng điều trị mụn trứng cá gồm:

  • Retinoid
  • Benzoyl peroxid
  • Kháng sinh
  • Acid azelaic
  • Isotretinoin
  • Hormon
  • Thuốc khác: vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm

Lưu ý: Nên hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid. Rửa mặt bằng xà phòng, ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán. Đồng thời, tránh làm việc quá sức, stress tâm lý.

5. Viêm da tiếp xúc ở mặt do côn trùng

Mặt là vùng da hở thường bị các côn trùng tấn công trong đó có loại côn trùng có chứa chất độc gây dị ứng. Triệu chứng ban đầu chỉ có 1 hoặc vài đám đỏ da, dài như vết cào xước, hơi phù nề. Sau đó, vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ. Bệnh có thể gây bỏng rát, ngứa, bội nhiễm, đau nhức, khó chịu.

Xử lý vết thương trước tiên có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%), rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng, tuy nhiên, nên thận trọng không kì cọ làm tổn thương lan rộng.

Nếu tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng thuốc dịu da, chống viêm như hồ nước, hồ Tetra-Pred hoặc các loại kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày.

Trường hợp bọng nước, bọng mủ sẽ chấm dung dịch màu milian, castellani, nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.

Da mặt là vùng da hở, nhạy cảm vì thế rất dễ bị tác động với các yếu tố gây dị ứng bên ngoài. Việc điều trị ở vùng da này cũng cần thận trọng hơn, do đó, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.

Thông tin hữu ích: Các cách trị viêm da hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Quỳnh Nguyễn 

ĐỪNG BỎ LỠ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo