Bị chàm ở chân những dấu hiệu cần biết và cách điều trị

Chàm ở chân có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân gì và cácch chữa bệnh chàm ở chân như thế nào? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Theo Ths – Bs. Nguyễn Trọng Hào (Bệnh viện Da liễu TP. HCM) cho biết, bệnh chàm da tên khoa học là bệnh Eczema. Đây là trạng thái viêm lớp thượng bì (lớp nông của da) ở thể cấp tính hay mạn tính. Chàm ở chân thường gặp là tình trạng da bị mụn nước phát triển ở lòng bàn chân, mụn nước này phồng rộp kéo dài khoàng 2-4 tuần sau đó vỡ, bong tróc, đóng vảy và bị chàm hóa.

Triệu chứng chân bị chàm

Đối với bệnh chàm ở chân, biểu hiện ban đầu khá giống với đa số bệnh da liễu đó là và xuất hiện vùng da bị sưng đỏ kèm theo mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da. Nếu không được điều trị ngay, bệnh sẽ càng gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân càng gãi thì những mụn nước đó vỡ ra rất dễ gây bội nhiễm. Sau đó xuất hiện hiện tượng da bị nứt nẻ, khô ráp và bong tróc hết lớp này đến lớp khác.

Một số hình ảnh chàm ở chân

Có thể tóm tắt triệu chứng chàm ở chân qua 5 giai đoạn sau:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...
  • Giai đoạn 1: Xuất hiện mụn nước trên ngón chân hoặc bàn chân.
  • Giai đoạn 2: Các mụn nước trở nên phổ biến, lan rộng ra. Vết loang có thể gây đau đớn.
  • Giai đoạn 3: Mụn nước vỡ gây ra các vết loét rất ngứa.
  • Giai đoạn 4: Da bong vảy, tổn thương bị nứt, đau đớn khi chạm vào.
  • Giai đoạn 5: Vết rộp kéo dài 3 tuần rồi bắt đầu khô. Khi kho chúng biến thành những vết nước da. Người bệnh có thể sờ thấy những vết nứt dày hơn.

Bệnh chàm ở chân cũng được phân ra hai loại cơ bản là chàm khô (vùng da bị bệnh bị khô nứt nẻ) và chàm ướt (vùng da bị bệnh xuất hiện mụn nước nhỏ li ti).

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở chân

Theo thông tin từ Healthline, nguyên nhân gây ra chàm (eczema) chưa được xác định rõ, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng nó có liên quan đến những yếu tố sau:

  • Dị ứng theo mùa

Theo đó bệnh chàm bùng phát và tỷ lệ người bệnh mắc nhiều vào mùa đông, xuân

  • Tâm lý

Các bác sĩ còn tin rằng người bệnh thường trải qua tình trạng căng thẳng về cả thể chất và cảm xúc.

  • Phản ứng dị ứng

Cụ thể như là do tiếp xúc với các hóa chất có trong xi măng, thuốc nhuộm, sơn xe, thuốc trừ sâu,..

  • Do thói quen sinh hoạt

Không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, làm việc ở những nơi kém vệ sinh, tiếp xúc với vi khuẩn và nấm,…

  • Di truyền

Nguyên nhân bên trong có thể do di truyền, người thân trong nhà có tiền sử mắc bệnh chàm.

  • Liên quan đến bệnh về da

Chàm phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn, khoảng 10-20% bệnh chàm liên quan đến dạng bệnh da bị bội nhiễm

  • Hay do tác dụng phụ của các loại thuốc tây như thuốc tê, sunfamid, chlorocit,…

Tại sao bệnh chàm xuất hiện ở chân? Là bởi vì chân là vị trí tiếp xúc khá nhiều với môi trường bên ngoài chứa nhiều bụi bẩn như dính bùn đất, hóa chất,…khiến bệnh nặng hơn, gây tổn thương da khó lành.

Bệnh chàm chân được chẩn đoán thế nào?

Theo HealthLine trong nhiều trường hợp bác sĩ chẩn đoán chàm bằng cách kiểm tra bằng cách quan sát kỹ da của bệnh nhân.

Tuy nhiên, vì triệu chứng của chàm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm như sinh thiết da. Phương pháp này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây chàm do nhiễm nấm. Theo đó, bệnh nhân sẽ được lấy bệnh phẩm đem xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Trong trường hợp bị chàm có liên quan trực tiếp đến dị ứng các sĩ có thể yêu cầu thử nghiệm dị ứng.

Tham khảo ngayCách điều trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm ở chân

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ) cho biết, bệnh chàm nói chung và bệnh chàm ở chân tương đối khó điều trị vì có tính tái phát cao. Nhất là đối với những bệnh nhân có đặc thù công việc phải tiếp xúc với bùn đất, khói bụi,… Do vậy cần kiên trì tuyệt đối để tránh sự tấn công của căn bệnh da liễu này.

Cho đến nay người ta vẫn chưa ghi nhận được trường hợp trị khỏi bệnh chàm ở chân bằng Tây y. Nhưng thuốc Tây cũng có công hiệu trong việc giảm các triệu chứng ngứa, chống viêm nhiễm, giảm khả năng mẫn cảm cho da khi bệnh nhân mắc bệnh chàm ở chân.

Một số loại thuốc trị chàm phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thuốc bôi toàn thân: Thuốc mỡ Corticoide, kem kháng sinh, dầu kẽm,…cùng với các dung dịch có khả năng sát khuẩn  vùng da tổn thương như nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch màu để chống khuẩn,…
  • Thuốc uống: Thuốc kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl,…
  • Thuốc giải mẫn cảm: Vitamin C liều cao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Phòng tránh, ngăn ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm ở chân là bệnh có tính tái phát cao, thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nên trong quá trình điều trị bệnh bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  1. Tránh các nguyên nhân gây kích ứng da như bột giặt, sữa tắm, nước rửa chén,… là những mầm mống làm cho bệnh nặng thêm.
  2. Tuyệt đối tránh để chân tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu phải làm việc trong môi trường đó thì luôn nhớ phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và đi ủng.
  3. Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ngao, bò, thịt gà,…Hạn chế các thức uống có chất kích thích như rượu bia.
  4. Hằng ngày ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây và uống cái loại vitamin nhóm B, C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  5. Không làm trầy xước vết thương. Nếu làm tổn thương vùng da bệnh sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó hồi phục và khả năng bị nhiễm trùng rất cáo.
  6. Giữ ẩm da hằng ngày. Tránh dùng các xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hương liệu hóa học.

Xem video Ths.Bs Đặng Thị Bích Ngọc nói về bệnh chàm:

 

Bị chàm ở chân gây nhiều phiền toái cho bạn trong cuộc sống hằng ngày, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm được cách chữa bệnh chàm ở chân cũng như phòng tránh sự tấn công của căn bệnh da liễu này.

Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Bình luận (3)

  1. Hằng says: Trả lời

    Mình bị chàm hồi năm 2017 và khám tại bệnh viện đa liễu thành phố hồ chí minh đã được 5 lần,uống và bôi theo chỉ dẫn bác sĩ nhưng vẫn k khỏi.Mooix lần đi khám lđều gặp 1 bác sĩ khác nhau và đơn thuoc thì mỗi lúc một khác,bệnh thì j khả quan mà đa thì vẫn cứ lột.Thậm chí khám mà bác sĩ k thèm nhìn thử tình trangj bệnh nhân thế nào.Bệnh thì vẫn vậy, và cứ hết thuoc là phải khám ma k tác dụng.

  2. Đức says: Trả lời

    khám 7 lần, 4 lần da liễu tphcm, 1 lần y học cổ truyền, 1 lần đông tây kết hợp, 1 lần khám trị kí sinh trùng. Thuốc thì đa số tương đương nhau, histamin, bổ trợ gan, dưỡng âm, kem bôi làm mềm, v.v…Bệnh chỉ cầm chừng không có dầu hiệu giảm. Riêng lần đi y học cổ truyền uống 200k/1 thang/ 1 ngày  bao gồm các thứ trong thuốc bắc, có thêm hoạt thạch và con dế nữa, uống vào làm bệnh trầm trọng thêm.

    1. Nguyễn thế đàm says: Trả lời

      minhf có cây thuốc đắp khỏi100/100 bạn cần liên hệ sđt 0949426797 mình gúp ko lấy tiền ban nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo