Cảnh báo nguy cơ hủy hoại da nghiêm trọng do bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của ngành Da liễu, số người mắc bệnh viêm da mủ đang ngày càng gia tăng, chiếm 90% trong đó là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến làn da của trẻ sau này.

>>> Viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh: Chớ coi thường

>>> 2 Loại thuốc chữa viêm da ở trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng

Do làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và non nớt chỉ bằng khoảng 1/5 so với da của người trưởng thành, đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý về da trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất phải kể đến là bệnh viêm da mủ.

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè khi cơ thể trẻ bị ra mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ da của bé

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ da của bé

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, đặc biệt là thẩm mỹ của làn da sau trưởng thành. Bệnh cũng gây ra tình trạng đau nhức khó chịu trên da khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và chậm lớn.

Tuy nhiên bệnh nếu được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời có thể hạn chế và điều trị được. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ về các biểu hiện của bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm, đúng cách làm giảm những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 nhóm là: Viêm da mủ do tụ cầu và viêm da mủ do liên cầu. Mỗi nhóm bệnh sẽ có các biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị khác nhau. Để đảm bảo an toàn và trị bệnh tốt nhất, khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

Các triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là:

Biểu hiện viêm da mủ do tụ cầu

Bệnh gây ra những tổn thương ở vùng nang lông hay còn gọi là tình trạng viêm nang lông, với các biểu hiện cụ thể như:

Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

  • Viêm nang lông: Các phần lỗ chân lông trên da bị sưng và có mụn mủ xung quanh. Mụn có thể mọc rải rác hoặc thành từng cụm màu đỏ, cứng ở trên bề mặt da, khi nặn sẽ có mủ chảy ra và gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Viêm nang lông nông: Là tình trạng sưng đỏ và đau ở nang lông, sau dần chuyển thành các mụn mủ nhỏ. Khi các mụn mủ khô sẽ để lại vảy trên da và bong tróc không để lại sẹo nhưng rất ngứa.
  • Mụn nhọt: Đây là triệu chứng rất rõ ràng, trên da của bé sẽ xuất hiện các mụn nhỏ có mủ sưng và đau. Khi các nhọt này vỡ sẽ gây lở loét đau rát và nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, tử vong.

Biểu hiện viêm da mủ do liên cầu

  • Chốc: Đầu tiên trên da của bé sẽ xuất hiện các bọng nước, sau đó chuyển thành bỏng mủ và mủ đục. Mụn mủ sau khi vỡ ra sẽ đóng vảy và tiết dịch vàng.

Trẻ bị hăm kẽ do mắc viêm da mủ

Trẻ bị hăm kẽ do mắc viêm da mủ

  • Hăm kẽ: Tình trạng này thường xuất hiện ở kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai và rốn của trẻ khi bị ra nhiều mô hồi, ẩm ướt khiến trẻ bị hăm. Tại vị trí bị hăm sẽ xuất hiện các đám đỏ, tiết dịch, viền da bị mỏng và gây đau rát khó chịu.

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngay khi thấy các biểu hiện nay trên da của con mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhằm hạn chế các ảnh hưởng của đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Do da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì vậy các mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi có chứa thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho da. Một số loại kem bôi, thuốc kháng sinh và sữa tắm được bác sĩ khuyên dùng như:

Sử dụng thuốc, kem bôi cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc, kem bôi cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

  • Dùng sữa tắm chuyên dụng: Các loại sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh như: A Derina, Safarelle, Cetaphil,… mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các sữa tắm này để làm sạch da cho bé.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng theo đơn kê của bác sĩ như: thuốc Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban,… bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Dùng kháng sinh toàn thân: Với trường hợp trẻ bị viêm da mủ và nang lông có thể dùng thêm kháng sinh toàn thân theo từng đợt, điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh. Nhiều trường hợp, trẻ bị nhọt nặng, nguy hiểm bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh mạnh để uống hoặc truyền vào tĩnh mạch.
  • Dùng dung dịch khử trùng vết thương: Trên các vùng da của trẻ bị tổn thương các mẹ có thể sử dụng các dung dịch để khử trùng, diệt khuẩn như: Yarish, millon,… để làm sạch khuẩn và da mau lành.

Cùng với việc sử dụng các loại sữa tắm, thuốc theo đơn kê của bác sĩ, các mẹ cũng cần lưu ý giữ vệ sinh da cho bé. Nên cho bé mặc quần áo vải mềm, dễ thấm mồ hôi. Đặc biệt, cần giữ da trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ nhất là ở các kẽ chân, tay, cổ,… để trẻ không bị da mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Tìm hiểu ngay: Chữa viêm da ở trẻ sơ sinh – Mẹ cần làm ngay trước khi quá muộn

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo