Bị vảy nến hồng có sao không? Có nguy hiểm gì không?

Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không, có lây cho người khác không là những câu hỏi mà các bệnh nhân bị vảy nến hồng rất băn khoăn. Những trăn trở ấy không chỉ là suy nghĩ của riêng người bệnh mà còn là tâm lý chung của những người xung quanh. Do đó, chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc ấy thông qua việc trả lời một lá thư của bạn đọc trong bài viết sau.

>> Bệnh vảy nến hồng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị!

Thư của bạn đọc:

Chào các anh chị của Camnangbenhdalieu, em là Mai, ở Hà Nam. Năm nay em 19 tuổi. Cách đây một vài ngày, em bị nổi những nốt mẩn đỏ ở khắp vùng bụng. Sau đó, những nốt mẩn đỏ ấy bong da và gây cho em cảm giác ngứa ngáy vô cùng. Tìm hiểu theo thông tin trên mạng thì hình như là em bị bệnh vảy nến hồng.

Em hoang mang lắm. Không biết bệnh này có gây nguy hiểm gì không? Em cũng không dám cho gia đình, bạn bè biết vì sợ mọi người sẽ xa lánh em. Không biết là bệnh này có lây không hả các anh chị? Em cũng không biết tại sao em lại mắc bệnh này nữa. Em chưa dám đi viện khám vì một phần sợ mọi người phát hiện ra, một phần em sợ bệnh này mà là bệnh nan y thì em biết phải làm thế nào.

Mong các anh chị ở Camnangbenhdalieu giải đáp sớm cho em. Em xin cảm ơn!

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

(Nguyễn Thị Mai, 19 tuổi, Hà Nam)

Bệnh vảy nến hồng

Bệnh vảy nến hồng 

Giải đáp từ Camnangbenhdalieu:

Chào bạn Mai, trước hết cám ơn bạn đã gửi thư cho Camnangbenhdalieu để chia sẻ về những băn khoăn của bạn. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc của bạn như sau:

Vảy nến hồng là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Tương tự như chàm, vảy nến hay eczema, bệnh khởi phát do rối loạn hệ miễn dịch gây nên các phản ứng tự miễn biểu hiện ra ngoài da. Bệnh có những dấu hiệu bên ngoài như những đốm hồng, trông giống như phát ban, gây ngứa ngáy khó chịu, có thể bị tróc vảy. Những tổn thương này chỉ xuất hiện ở một số vùng trên cơ thể như bụng, lưng, ngực.

Vảy nến hồng

Vảy nến hồng là một bệnh về da phổ biến

Hầu như ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này, nhất là khi thay đổi thời tiết vào mùa thu và mùa xuân. Đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, khi bị bệnh vảy nến hồng, người bệnh còn có khả năng bị các bệnh về hô hấp như: Ho, đau họng, ngạt mũi, khó thở…

Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không?

Vảy nến hồng cũng giống như bệnh vảy nến, bệnh này hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh có thể gây một số biến chứng như viêm khớp vảy nến. Khi bị biến chứng viêm khớp mà người bệnh không chữa trị sớm, kịp thời sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn như: Các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lupus ban đỏ, béo phì… Những căn bệnh này có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Ngoài ra, các triệu chứng của vảy nến hồng trông khá giống với bệnh giang mai, HIV… Bệnh lại biểu hiện ra ngoài và rất dễ nhận thấy và gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, nó có thể làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, lâu dần có thể gây trầm cảm nếu người bệnh bị hiểu nhầm và bị kỳ thị, xa lánh.

Bệnh vảy nến hồng có lây không?

Vảy nến hồng chỉ là bệnh ngoài da, vô cùng lành tính và không truyền từ người này sang người khác. Chính vì vậy, những người xung quanh không được kỳ thị hay xa lánh người bệnh, để họ có thể tự tin, cởi mở hơn, giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh vảy nến hồng

Bệnh vảy nến hồng không lây nhiễm từ người này sang người khác

Bệnh vảy nến hồng có thể chữa khỏi không?

Xin trả lời rằng: Đây là một căn bệnh có thể nhanh chóng khỏi. Thường thì chỉ sau 4 – 8 tuần là bệnh sẽ đỡ hẳn. Một số trường hợp có thể kéo dài thời gian điều trị lên đến 12 tuần là hết bệnh. Việc điều trị chủ yếu là đẩy lùi các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu và kiểm soát sự lây lan của bệnh.

Khi bệnh nhân để bệnh tự phát triển, không điều trị thì sau khoảng 6 tuần từ ngày bệnh khởi phát, các đốm vảy nến hồng sẽ dần nhỏ hơn và bong vảy gây ngứa ngáy. Sau đó, bệnh sẽ tự khỏi nhưng sẽ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Do vậy, người bệnh nên điều trị để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, lấy lại làn da bình thường. Tỷ lệ tái phát của bệnh vảy nến hồng là khoảng 2%.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh vảy nến hồng. Trong đó, Đông y là giải pháp được nhiều người bệnh tìm đến bởi tính an toàn cao, lại cho hiệu quả lâu dài, tránh tái phát bệnh. Một trong những bài thuốc Đông y gây nhiều tiếng vang là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc quý, có nguồn gốc từ bài Trợ tạng bì của danh y Hải Thượng Lãn Ông, do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Bạn có thể tham khảo thêm hành trình điều trị thành công bệnh vảy nến dai dẳng 10 năm của chú Nhã bằng bài thuốc Thanh Bì Dưỡng can thang dưới đây.

Bạn Mai thân mến, như vậy, chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc của bạn một cách chi tiết và cụ thể. Bệnh vảy nến hồng không gây nguy hiểm và không lây từ người này sang người khác. Bệnh có tỉ lệ và khả năng chữa khỏi rất cao. Do đó, bạn nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và khám chữa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Thông tin hữu ích: Các loại thuốc trị vảy nến hồng

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo