Cách trị bệnh tổ đỉa bằng đông và tây y an toàn, hiệu quả!
Cách trị bệnh tổ đỉa bằng đông và tây y là 2 phương pháp trị tổ địa phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin dùng!
Bệnh nấm tổ đỉa là một dạng của viêm da, xuất hiện với đặc trưng là những mụn ngứa có nước ở bàn tay và bàn chân. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh bị ngứa rát, mất thẩm mỹ, mất tự tin trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy mà điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều nhiều người quan tâm. Hiện nay có 2 cách trị bệnh tổ đỉa phổ biến nhất là trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y và trị bệnh tổ đỉa bằng Đông y. Vậy cụ thể 2 cách này như thế nào? Hãy cùng Camnangbenhdalieu khám phá ngay trong bài viết dưới đây!
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Để điều trị tổ đỉa, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh tổ đỉa không còn là căn bệnh hiếm gặp, nó đã xuất hiện ở Việt Nam trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy bệnh nấm tổ đỉa được cả Tây y và Đông y quan tâm tới cách điều trị. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp người đọc hình dung rõ hơn về 2 cách điều trị bệnh tổ đỉa theo cả tây lẫn ta này:
-
Cách điều trị tổ đỉa bằng Tây y
Với các loại thuốc Tây y, tùy thuộc vào mức độ của bệnh tổ đỉa mà có những loại thuô’c tùy theo từng giai đoạn.
- Thuốc dùng trong giai đoạn tổ đỉa cấp
- Dung dịch Jarish bôi lên vùng thương tổn cho đến khi các mụn xẹp hết nước
- Dung dịch Castellani hoặc xanh metylen bôi lên vùng da tổn thương khi có bội nhiễm.
- Đề phòng thương tổn lan rộng ra toàn thân, có thể uống thuô’c kháng sinh có chứa histamine (loratadin, citizirin, telfast…) và kháng sinh phòng bội nhiễm.
Nếu tình trạng nặng có thể dùng Corticoid liều thấp dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc dùng trong giai đoạn tổ đỉa bán cấp
- Hồ Tetrapred hoặc hồ nước bôi tại chỗ cho đến khi các nốt mụn xẹp, hết đỏ. Có thể kết hợp với thuô’c kháng sinh có Corticoid dạng kem bôi như fusicort, fobancort, supricort…
Đề phòng tổ đỉa lan ra toàn thân có thể uống kháng sinh chứa Histamine.
- Thuốc dùng trong giai đoạn nặng
- Bôi các loại mỡ Corticoide như: Eumovate, Dermovate, Flucinar, Lorinden,…hoặc bôi thuô’c ức chế miễn dịch Tacrolimus (FK 506, protopic) kết hợp một số thuô’c làm ẩm da như: physiogel cleanser, cetaphyl,…
Vẫn tiếp tục uống kháng sinh histamine và một số sinh tố A, C, E. Nếu tổn thương lâu ngày phải đi khám và theo những phương pháp điều trị đặc biệt của bác sĩ.
Bệnh tổ đỉa thường tái phát vào mùa hè, phát theo tuần trăng khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu, thường vô tình gãi vào các vết mụn nước gây bội nhiễm, khiến việc điều trị càng khó khăn.
Thông tin về bệnh: Bệnh tổ đỉa: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
-
Cách điều trị tổ đỉa bằng Đông y
So với vcách điều trị tổ đỉa bằng Tây y, các cách điều trị tổ đỉa bằng Đông y có phần an toàn hơn vì ít gây tác dụng phụ.
-
Lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, mùi thơm hắc, tác dụng trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, trong 100g trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu.
Trong lá trầu không có chứa thành phần diệt khuẩn, kháng viêm nhờ các chất Eugenol, Chavicol, Chavibetol,… có hoạt tính kháng sinh mạnh. Vì vậy sử dụng lá trầu không trong điều trị bệnh tổ đỉa rất hiệu quả. Trầu không sẽ làm liền vết nhanh và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tổ đỉa.
Dùng khoảng 30g lá trầu không, đem rửa sạch, vò nát rồi cho lá vào nồi đun sôi với chừng 200ml nước. Nước gần sôi thì cho thêm 1 thìa muối vào khuấy đều. Bệnh nhân cũng có thể cho thêm rau dăm vào đun cùng lá trầu không để tăng thêm hiệu quả.
Dùng nước lá trầu không rửa vùng da bị tổ đỉa hằng ngày, tinh chất có trong lá sẽ tiêu diệt các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh.
-
Rượu tỏi
Tỏi được sử dụng rất nhiều trong các món ăn như một gia vị. Đồng thời, trong tỏi cũng có nhiều các hoạt chất allicin, liallyl sulfide, acid amin tự nhiên…Vì vậy tỏi có tác dụng rất tốt trong việc tiêu viêm, kháng khuẩn. Rượu tỏi mang tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, lở loét của bệnh tổ đỉa.
Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng giã nát củ tỏi, hoạt tính càng cao.
Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát đã đạt tới 63%; sau khi tiếp xúc với không khí giảm còn 39%.
Dùng 2 củ tỏi tươi giã nát, ngâm trong 200ml rượu trắng trong vòng 7 ngày rồi dùng dung dịch này thoa lên vùng da bị tổ đỉa 1 -2 lần một ngày sẽ đem lại hiệu quả!
-
Các bài thuốc khác
Ngoài lá trầu không và rượu tỏi, người bị tổ đỉa có thể áp dụng một số cách điều trị tổ đỉa khác như: dùng dọc mùng, lá đào tươi hay lá móng tay.
ĐỪNG BỎ LỠ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!