Bệnh chốc lở ngoài da: Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chốc lở ngoài da hay còn gọi là bệnh chốc có tên khoa học học là Impetigo là một dạng nhiễm khuẩn nông rất thường gặp ở da. Biến chứng nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương… Vậy chốc lở ngoài da có nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?

>>> Bệnh chốc lở có lây không? Điều trị và phòng tránh như thế nào?

>>> Bệnh chốc lở Impetigo là gì? Cùng tìm hiểu định nghĩa về hiện tượng này

Bác sỹ Trần Thị Huyền – Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, chốc có đặc trưng là mụn mủ, bọng nước và các vết trợt vảy tiết màu vàng nâu. Đây là tình trạng nhiễm trùng nông thứ phát của một vết thương hoặc viêm da, khi thương tổn loét sâu được gọi là chốc loét, chốc lở.

Chốc lở ngoài da xuất hiện trên mặt của một em bé

Chốc lở ngoài da xuất hiện trên mặt của một em bé.

Bệnh có đặc điểm rất dễ lây do cào gãi. Biến chứng của bệnh thường là sốt tinh hồng nhiệt, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết, vảy nến thể giọt, hồng ban đa dạng, viêm mô bào….

Các triệu chứng bệnh chốc lở ngoài da dễ nhận biết

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở các vùng da hở như mặt, tay, chân. Khi xuất hiện tổn thương bệnh nhân kèm theo sốt, mệt mỏi và nổi hạch. Cụ thể:

– Bệnh chốc không có bọng nước: Bắt đầu là một dát hồng rồi thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh. Các bọng nước này mau chóng bị dập để lại vết xước đóng vảy tiết màu vàng nâu. Khi lành sẽ để lại dát thâm.

– Bệnh chốc bọng nước bắt đầu từ những mụn nước nhỏ dần thành bọng nước nông, dễ vỡ có dịch vàng. Dịch vàng ban đầu có màu trong sau chuyển thành vàng đậm và vỡ trong 1 đến 3 ngày. Khi vỡ để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở thường gặp nhất

Nguyên nhân chính gây bệnh chốc là do tụ cầu vàng hoặc liên cầu hoặc cả hai, cụ thể:

– Chốc không có bọng nước có thể gây ra bởi liên cầu tan huyết beta nhóm A, liên cầu, tụ cầu xâm nhập vào các vết thương nhỏ. Từ đây các protein giúp vi khuẩn gắn chặt vào tổ chức.

– Chốc bọng nước do độc tố bong da của tụ cầu tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì, việc này làm bóc tách lớp nông.

Chốc lở có bọng nước

Chốc lở có bọng nước.

Bệnh chốc lở rất thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là các nước đang phát triển, khí hậu ẩm thấp, dân cư đông đúc, thiếu vệ sinh. Ngoài ra bệnh chốc lở còn xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị chấn thương nhẹ hoặc mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, bỏng nhiệt,…
  • Người suy giảm miễn dịch
  • Người mắc bệnh mạn tính
  • Người già suy dinh dưỡng
  • Trẻ em

Điều trị bệnh chốc lở ngoài da hiệu quả nhất

Theo bác sĩ Trần Huyền, nếu thể chốc không có bọng nước có thể lành sau 2-4 tuần không cần điều trị mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, do bệnh rất dễ lây lan vì thế cần phải được xử lý kịp thời. Để điều trị bệnh chốc lở ngoài da bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và điều trị theo các bước sau:

Chẩn đoán bệnh chốc lở ngoài da

Để xác định được bệnh chốc chủ yếu sẽ dựa trên các đặc điểm triệu chứng lâm sàng đã kể trên. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ phải làm một số xét nghiệm như nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi, công thức bạch cầu, mô bệnh học.

Điều trị bệnh chốc lở ngoài da

– Bước 1: Rửa sạch tổn thương bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000, nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết

– Bước 2: Dùng các thuốc sát trùng như povidone iodine, hydrogen peroxide, chlorhexidine hoặc mỡ kháng sinh dạng bôi tại chỗ như acid fusidic, mupirocin.

– Bước 3: Che phủ vùng da bị thương tổn bằng băng gạc sạch y tế

Che phủ vùng da bị chốc lở bằng băng gạc sạch

Che phủ vùng da bị chốc lở bằng băng gạc sạch.

– Bước 4: Nếu có tổn thương lan rộng, nặng cần dùng kháng sinh toàn thân như flucloxacillin, cefuroxim.

– Bước 5: Để phòng ngừa bệnh tái phát có thể dùng sữa tắm diệt khuẩn, điều trị các nguồn nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Cần tránh để trẻ tiếp xúc với người khác, nghỉ ngơi cho đến khi vảy tiết đã khô, dùng vật dụng cá nhân riêng và thay quần áo mỗi ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo khi bị bệnh chốc lở ngoài da cần phải được thăm khám, chăm sóc và cách ly khỏi nơi đông người. Hy vọng những thông tin về bệnh trên đây sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức nhận biết và phòng tránh bệnh.

Đừng bỏ qua: Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em: Thông tin phụ huynh nên tìm hiểu ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo