Bệnh chốc lở Impetigo là gì? Cùng tìm hiểu định nghĩa về hiện tượng này

Bạn đã từng nghe tới bệnh chốc lở Impetigo chưa? Không ít bệnh nhân được xác định mình bị mắc bệnh chốc lở Impetigo nhưng không biết rõ thông tin về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh da liễu rất phổ biến, dễ tiến triển nghiêm trọng này.

>>> Giật mình với những hình ảnh bệnh chốc lở với những vẩy cứng trên da

>>> 4 nguyên nhân bệnh chốc lở và cách phòng tránh người bệnh cần biết

Bệnh chốc lở Impetigo

Bệnh chốc lở Impetigo là gì? Impetigo chính là từ chuyên môn chỉ bệnh chốc lở bằng tiếng Anh trong y học hiện đại. Hay nói cách khác Impetigo có nghĩa là bệnh chốc lở.

Biểu hiện của bệnh chốc lở Impetigo

Biểu hiện của bệnh chốc lở Impetigo

Không ít người nhầm lẫn đây là một chủng bệnh của bệnh chốc lở. Như vậy, mong rằng độc giả đã có được thông tin bổ ích, trách nhầm lẫn khi bắt gặp kết luận của bác sĩ chuyên khoa về Impetigo.

Nguyên nhân gây bệnh Impetigo

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chốc lở là do tụ cầu vàng hoặc liên cầu. Đây là hai loại vi trùng thường xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng, dẫn tới bệnh chốc lở.

Có 3 loại chốc lở được phân loại dựa trên các nguyên nhân gây bệnh. Đó là:

  • Chốc không có bọng nước: Do liên cầu tan huyết beta nhóm A, tụ cầu hoặc liên cầu.
  • Chốc có bọng nước: Thường do độc tố bong da của tụ cầu khuẩn tác động.
  • Chốc loét: Do liên cầu gây ra nhưng cũng có trường hợp do tụ cầu vàng, xuất hiện phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn, từ đó có hướng xử lý và điều trị hiệu quả nhất.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu da của bệnh nhân đi xét nghiệm và xác định tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng bị bệnh Impetigo

Nếu thấy các triệu chứng đặc trưng dưới đây, có khả năng bạn đã bị mắc chốc lở Impetigo:

  • Xuất hiện các bọng nước hoặc vết sần đỏ ửng tại các vùng da bị hở như mặt, tay, chân hay các vùng da kín hơn như lưng, bụng.
  • Mật độ các tổn thương lẻ tẻ hoặc tập trung thành từng mảng.
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi, nổi hạch.
  • Với chốc có bọng nước, bọng nước rất dễ vỡ, sau khi vỡ sẽ khô miệng và đóng vảy có màu vàng mật ong.
  • Nếu gãi, bọng nước bị vỡ có thể gây ra hiện tượng lây lan trên diện rộng.
  • Có thể kèm cảm giác ngứa ngáy.

Trẻ em là đối tượng thường mắc chốc lở

Trẻ em là đối tượng thường mắc chốc lở.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hiệu quả, bệnh chốc có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Sốt cao
  • Viêm tủy xương
  • Nhiễm trùng huyết
  • Hội chứng bong vảy da
  • Vảy nến thể giọt
  • Viêm mô bào
  • Mề đay

Điều trị bệnh chốc lở Impetigo

Bệnh chốc lở Impetigo cần được điều trị sớm ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên cơ thể để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều cách chữa chốc lở Impetigo, tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở Impetigo

Khi bệnh chốc mới chớm, các triệu chứng chưa phát triển mạnh, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh chốc với thảo dược tự nhiên như:

  • Bồ công anh
  • Bồ kết
  • Hành hoa
  • Sài đất
  • Lá tía tô

Phương pháp sử dụng các loại lá này để chữa chốc nhìn chung là lấy nước uống hoặc dùng bã lá đắp lên vùng da bị chốc lở.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong 3-4 ngày mới mong có hiệu quả.

Chữa chốc lở theo phương pháp Tây y

Đối với phương pháp Tây y, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu thường kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da cho người bệnh.

  • Thuốc sát trùng ngoài da: Povidone iodine, Hydrogen peroxide, Chlorhexidine
  • Kháng sinh bôi tại chỗ: Acid fusidic, Mupirocin

Thuốc Acid fusidic bôi ngoài da trị chốc lở

Thuốc Acid fusidic bôi ngoài da trị chốc lở.

Bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để thăm khám và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng hàng ngày.

Lưu ý khi điều trị bệnh chốc lở

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần chú ý các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để sớm đẩy lùi được căn bệnh chốc lở Impetigo. Cụ thể:

  • Trong quá trình điều trị cần che chắn cẩn thận vùng da bị bệnh khi ra ngoài trời
  • Sử dụng sữa tắm diệt khuẩn
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng
  • Tránh tiếp xúc, gần gũi với người khác để tránh lây bệnh

Như vậy, trên đây là những thông tin tổng quan nhất về căn bệnh chốc lở Impetigo. Mong rằng độc giả đã nắm rõ và chủ động phòng tránh, phát hiện, điều trị bệnh.

Đọc ngay: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo