Bệnh chàm hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khi biết bệnh chàm là gì? triệu chứng chàm là gì? nguyên nhân chàm da là gì? bệnh nhân bị bệnh chàm sẽ biết phải bôi thuốc gì, phòng tránh ra sao. Cùng giải đáp thắc mắc bệnh chàm là gì ở bài viết dưới đây.

Triệu chứng bệnh chàm hóa da

Chàm hóa, sẩn ngứa chàm hóa là một dạng của bệnh chàm da (eczema). Triệu chứng trên da rất khó chịu, đó là những mảng mẩn ngứa, nhiều các sẩn đỏ (có thể có mụn nước) tập trung thành từng đám với kích thước to nhỏ khác nhau. Vùng da bệnh xù xì rất mất thẩm mỹ và vô cùng ngứa ngáy.

Một số hình ảnh bệnh chàm hóa

Một số hình ảnh bệnh chàm hóa

Các mảng đỏ với nốt sẩn thường cao hơn bề mặt da, kích thước nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to bằng hạt đỗ. Vị trí thường gặp là mặt, tay chân, lưng, bụng.

Bệnh chàm hóa trải qua 5 giai đoạn sau:

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...
  1. Đỏ da
  2. Mụn nước
  3. Chảy nước
  4. Da nhẵn, lên da non kèm hiện tượng da chết thành mảng
  5. Bong vảy da, bề mặt xù xì thô ráp.

Chàm hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, từ trẻ em đến người già. Ở trẻ em, chàm hóa thường gặp những vị trí như khuỷu tay, đầu gối và những vùng mặc tã, bỉm. Ở người lớn chàm hóa gặp ở các nếp gấp của da như nách, sau đầu gối, sau khuỷu tay. Các khu vực khác cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao như má, cổ, cổ tay và mắt cá chân.

Nguyên nhân da bị chàm hóa

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ) cho biết, bệnh chàm nói chung vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nhưng có thể kể đến các yếu tố khiến bệnh khởi phát và nặng hơn như sau:

  • Yếu tố di truyền

Đây là triệu chứng quan trọng và khó có thể thay đổi được. Ví dụ cha, mẹ của bị các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa thì xác suất con cái có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Trong đó viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng hay gặp trong yếu tố di truyền này.

  • Tiếp xúc

Việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại với môi trường như khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm trôi nổi. Khi các chất này tiếp xúc da trong thời gian dài hoặc khi da bị tổn thương tiếp xúc với các chất này sẽ thành phản ứng miễn dịch làm cho chúng ta ngứa, gãi nhiều và lâu dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa.

  • Rối loạn tâm thần kinh

Khi lo âu, căng thẳng quá mức có thể xuất hiện những vùng ngứa không rõ nguyên nhân trên cơ thể lâu dần sẽ khiến dẫn đến chàm hóa.

  • Thay đổi nội tiết

Phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh, yếu tố nội tiết đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành chàm hóa.

  • Ăn các thức ăn có tính dị ứng

Nếu người có cơ địa dị ứng thường ăn những thức ăn có khả năng dị ứng như hải sản, trứng, sữa… khiến bệnh chàm khởi phát và tái phát nhiều lần.

  • Thiếu hụt vitamin A, E, canxi.

Cách chữa chàm hóa da

1. Điều trị chàm hoá da từ Tây y

Như đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân gây ra chàm hóa vì thế việc điều trị cần kết hợp chữa từ căn nguyên, do đó người bệnh nên theo dõi và phòng tránh bệnh. Theo trang Onhealth, để chẩn đoán chính xác chàm hóa do đâu, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ các vùng da bị ảnh hưởng. Có thể làm một số xét nghiệm để phân biệt chàm do đâu.

Về điều trị, chuyên trang về da liễu Skinsight cho biết bác sĩ có thể kê toa uống hoặc bôi theo từng tình trạng bệnh, trong đó có một số loại thuốc như sau:

Kem (thuốc mỡ) Steroid bôi tại chỗ: Thuốc được sử dụng bôi tại chỗ. Steroid có độ bền thấp khi sử dụng ở mặt, thường được dùng ở thân và các chi. Lưu ý khi sử dụng Steroid tại các nếp gấp da vì có thể gặp tác dụng phụ như teo hoặc làm mỏng da.

Thuốc kháng histamin qua đường uống để giảm ngứa.

Trong trường hợp nghi bị nhiễm trùng có thể bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh (uống theo toa).

Đối với bệnh chàm hóa nặng có thể được khuyến cáo dùng hình thức trị liệu bằng ánh sáng.

Trong trường hợp bệnh nhân kháng thuốc có thể được điều trị bằng các thuốc uống dùng để ức chế hệ miễn dịch chẳng hạn như cyclosporine hoặc tacrolimus.

Lưu ý:

  • Không chà xát mạnh, cọ gãi vào vùng tổn thương như thế vì sẽ khiến da bị sẩn, dày lên và nhiễm trùng. Chỉ nên rửa nhẹ vùng tổn thương bằng nước muối loãng.
  • Những trường hợp bị chàm hóa gây nứt nẻ da thì điều quan trọng là nên giữ chân tay mềm mịn bằng cách thoa các chất dưỡng ẩm cho da.

Thông tin hữu ích: Cách điều trị bệnh chàm nhanh nhất, hiệu quả nhất

2. Giải pháp cứu tinh làn da chàm hoá từ Đông y

Khác với Tây y chủ trị bệnh chàm hoá từ ngọn, Đông y chủ trương điều trị bệnh từ gốc. Theo đó, với sự kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên lành tính, bài thuốc Đông y sẽ giúp cơ thể được thải loại các độc tố từ bên trong cơ thể, giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn ám ảnh chàm hoá một cách an toàn và hạn chế tái phát trong thời gian dài.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa chàm hoá ưu việt nhất hiện nay không thể không kể đến Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Được biết bài thuốc là kết quả của quá trình nghiên cứu kéo dài hơn 3 năm của các y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT, dựa trên bài thuốc cổ Trợ tang bì của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của đồng bào Tày. Trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm bài bản, bài thuốc được hoàn thiện, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khoẻ mỗi ngày đưa tin đánh giá cao. Trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình nhận định bài thuốc là giải pháp vàng trong điều trị bệnh chàm và viêm da tự miễn, đáp ứng xu hướng trị bệnh thế kỷ 21.

Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Với sự kết hợp của các vị thuốc là “khắc tinh” của bệnh chàm hoá như: tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa… Thanh bì dưỡng cang thang đã mang tới “tác động kép” với 3 chế phẩm nhỏ kết hợp. Đó là thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài và thuốc uống trong.

>>> ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ sau LIỆU TRÌNH ĐẦU

Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả
Thanh bì Dưỡng can thang đẩy lùi bệnh hiệu quả

Không chỉ có tính ứng dụng cao trong việc điều trị chàm hoá tại nhà, Thanh bì dưỡng can thang còn là một trong số những bài thuốc được đánh giá cao bởi độ an toàn lành tính khi có 100% thảo dược từ thiên nhiên, được nuôi trồng và quy hoạch đạt chuẩn GACP-WHO.

Kết quả thực nghiệm trên 100 bệnh nhân cho thấy có tới 83 trường hợp khỏi hoàn toàn triệu chứng chàm hoá sau 2 – 4 liệu trình, không có ghi nhận nào gặp tác dụng phụ của thuốc.

Đông đảo bệnh nhân đã lựa chọn Thanh bì Dưỡng can thang và gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:

  • Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) về hành trình thoát khỏi căn bệnh chàm viêm da đeo bám suốt 7 năm nhờ sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
  • Anh Nguyễn Ngọc Tân (Hà Nội) tin tưởng lựa chọn bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang để điều trị căn bệnh chàm – viêm da cơ địa cho con trai, bé Trần Đức Trung.

>>> NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Để biết thêm thông tin về Thanh bì dưỡng can trang trong điều trị chàm hoá, mời quý độc giả vui lòng liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng bệnh chàm hóa

Nguyên tắc phòng bệnh là tránh xa các căn nguyên như đã kể trên, ngoài yếu tố di truyền khó tránh được, mọi người nên chú ý:

– Duy trì thói quen để có một làn da khỏe mạnh bằng cách dưỡng ẩm cho da mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tắm.

– Bổ sung các vitamin, vi chất tốt cho da như vitamin A,C,E, can xi.

– Không lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng.

– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.

– Giải tỏa căng thẳng, stress, nên giữ tâm lý thoải mái.

– Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến da mất độ ẩm tự nhiên.

– Theo dõi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt xem mình có bị dị ứng với yếu tố nào không. Nếu có thì nên phòng tránh yếu tố đó.

Biến chứng của bệnh chàm nếu không điều trị đúng cách

Những biến chứng có thể gặp của bệnh chàm gồm có:

  • Da dày.
  • Da nứt nẻ, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Viêm thận, suy thận nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đây là một số các giải đáp cho câu hỏi bệnh chàm hóa là gì? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc phòng tránh và điều trị bệnh chàm. Khi có dấu hiệu của một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm, tốt nhất bạn nên đến các trung tâm và cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo