9 mẹo vô cùng hữu ích nếu bạn thường xuyên bị dị ứng nổi mề đay
Thời tiết đang thay đổi thất thường, “sớm nắng, chiều mưa”, là “cơn ác mộng” với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng “ghé thăm”. Đừng lo lắng, ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ 9 mẹo nhỏ mà vô cùng hữu ích, giúp bạn đối mặt với những triệu chứng dị ứng khó chịu.
>>> Bị dị ứng thời tiết nổi mề đay kiêng gì? Chuyên gia tư vấn
>>> Vỡ òa sung sướng vì tìm thấy bài thuốc “đánh bay” viêm da dị ứng kinh niên cho con gái
Khi cơ thể của bạn quá nhạy cảm với một số chất, nó sẽ biểu lộ các phản ứng xuất hiện ngoài da. Điều này gây ra sự khó chịu và bứt rứt.
Trang Health24 – một chuyên trang về sức khỏe rất uy tín đã có bài viết về 9 tips giúp bạn đối phó với dị ứng. Chúng tôi xin lược dịch và tổng hợp trong bài viết này.
1. Có thực sự là dị ứng?
Trên da xuất hiện hàng loạt các vết nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu, mũi loại nhày đặc, khó thở. Liệu có phải bạn bị dị ứng?
Nếu bạn bị viêm mũi, viêm xoang thường xuyên. Đầu tiên, bạn cần xác định tình trạng này là do dị ứng hay chỉ là một đợt cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
Dị ứng gây nổi mề đay.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt khi theo dõi thời gian kéo dài của các triệu chứng dị ứng. Theo đó, viêm mũi do cảm lạnh sẽ hết trong vài ngày đến 1-2 tuần là tối đa. Còn những triệu chứng dị ứng có thể kéo dài tới vài tháng.
Ngoài ra, dị ứng thường đi kèm với biểu hiện ngứa cổ họng, mắt hoặc tai. Việc xác định nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ giúp bạn chủ động hơn.
2. Dùng thuốc dị ứng trước khi các triệu chứng xuất hiện
Bác sĩ Adrian Morris chia sẻ trên trang Health24 rằng, nếu bạn bị dị ứng mạn tính thì nên chủ động uống thuốc kháng histamin trước khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Lời khuyên này đặc biệt dành cho những bệnh nhân nào dễ bị dị ứng phấn hoa vì khó có thể hạn chế tuyệt đối việc tiếp xúc với phấn hoa khi bạn ra khỏi nhà.
Bác sĩ Andrew Murphy, chuyên gia về dị ứng đang công tác tại Bệnh viện Pennsylvania (Hoa Kỳ) chỉ dẫn: “Bạn nên uống thuốc 30 phút trước khi ra ngoài và sử dụng thuốc theo các chỉ dẫn của bác sĩ”.
3. Dọn dẹp không gian sống
Lau chùi nhà cửa thường xuyên, thay thảm lót nền nhà bằng sàn gỗ hoặc gạch hoa và “đánh bay” các vết nấm, mốc trong khe tường sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên.
4. Xông và rửa mũi
Dị ứng khiến bạn sụt sịt suốt cả ngày. Để giải quyết vấn đề này, hãy dọn sạch các lớp nhày trong mũi bằng cách thường xuyên xông và rửa mũi.
Rửa mũi nhằm loại bỏ lớp nhày.
Theo các chuyên gia, hơi nước, độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ làm lớp chất nhày trong mũi loãng ra và có thể dễ dàng bị hút ra ngoài từ đó giảm thiểu các triệu chứng dị ứng của bạn.
5. Hỏi ý kiến bác sĩ khi thấy biểu hiện đau ngực kéo dài
Tình trạng ho, đau ngực kéo dài xuất hiện sau các triệu chứng dị ứng cần được phải kiểm tra ngay vì nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng hoặc các vấn đề bất thường nguy hiểm.
Bác sĩ Keertan Dheda chia sẻ trên Health24, nếu ho kéo dài hơn 4 tuần thì bạn hãy tới bệnh viện thăm khám ngay.
6. Học cách đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận
Đây là một kinh nghiệm “xương máu” với những ai bị dị ứng thực phẩm vì các chất gây dị ứng có thể là thành phần trong sản phẩm mà bạn định ăn.
Hiện nay, 8 loại thực phẩm hàng đầu dễ gây ra dị ứng là: Sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, lúa mì, đậu tương, cá và động vật có vỏ đã được một số nhà sản xuất in thông tin trên bao bì nếu chúng là thành phần trong sản phẩm của họ.
Nếu bị dị ứng một trong những loại thức ăn kể trên, việc đọc nhãn thực phẩm trước khi sử dụng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng dị ứng.
7. Thay quần áo ngay sau khi vừa về nhà
Sau một ngày làm việc, di chuyển bên ngoài, ngay sau khi về nhà, bạn nên cởi giày, đi tắm và thay quần áo để rũ bỏ các dị nguyên còn trên quần áo như: Phấn hoa, lông động vật…
8. “Sắm” ngay một máy hút ẩm
Những khu vực ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho nấm, mốc, vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Máy hút ẩm sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là một cách để phòng ngừa dị ứng.
Theo đó, chiếc máy hút ẩm vừa duy trì độ ẩm lý tưởng giúp bạn khoan khoái hơn, làn da cũng cảm thấy dễ chịu đồng thời còn tiêu diệt các dị nguyên tồn tại trong ngôi nhà.
9. Tới gặp bác sĩ chuyên khoa
Nếu thấy tình trạng dị ứng tiếp diễn quá trầm trọng, kéo dài dai dẳng, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân khiến bạn dị ứng, từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả nhất chặn đựng các triệu chứng khó chịu đang hành hạ bạn.
Đọc ngay: Chi phí điều trị dị ứng thời tiết tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường có đắt không? Giá bao nhiêu?
Kiều Hương (tổng hợp)
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!