Gợi ý 10 hoạt động nên làm hàng ngày nếu bạn đang bị bệnh vảy nến hành hạ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng, stress là tác nhân khiến bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng. Do đó, để hỗ trợ điều trị tốt căn bệnh da liễu này đồng thời duy trì đời sống tinh thần tích cực, người bệnh cần lưu ý tăng cường thực hiện một số hoạt động dưới đây.

>>> Tham khảo ngay những món ăn tốt cho người bị bệnh vảy nến vào mùa đông

>>> Tại sao mùa đông là “kẻ thù không đội trời chung” với người bị vảy nến?

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, hệ thần kinh căng thẳng có tác động tiêu cực tới tình trạng vảy nến, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy xua đuổi căng thẳng bằng việc thường xuyên thực hiện 10 hoạt động hữu ích này.

1. Ngồi thiền

Ngồi thiền tĩnh tâm sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thư thái hơn. Không chỉ đối với những người mắc bệnh vảy nến mà với bất cứ ai, thói quen dành khoảng 15 phút để ngồi thiền hàng ngày rất đơn giản, dễ thực hiện mà có tác động rất tốt với sức khỏe cũng như tinh thần.

Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 1998 với 37 tình nguyện viên đang tiến hành điều trị vảy nến bằng phương pháp quang hóa trị liệu (photochemotherapy), những người vừa trị liệu vừa nghe nhạc thiền có kết quả điều trị tích cực hơn những người không nghe.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

2. Tập yoga

Yoga là một môn thể thao nhẹ nhàng, thư thái và không yêu cầu quá nhiều về thể lực. Bộ môn này rất thích hợp cho những ai đang bị bệnh cần giải tỏa tâm lý, lấy lại sự tự tin. Động tác hít vào, thở ra với nhịp độ chậm của Yoga sẽ giúp bạn dần dần lấy lại được sự cân bằng.

Tập Yoga để có một cơ thể khỏe mạnh

Tập Yoga để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh Yoga, tập Thái Cực Quyền cũng là một gợi ý không tồi với những ai bị bệnh vảy nến.

3. Hít thở khí trời

Dành thời gian để hòa mình vào thiên nhiên là liệu pháp tối ưu giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn.

Theo đó, đi dạo, đi bộ hoặc đạp xe trong công viên, khuôn viên khu nhà mình đang sinh sống tạo điều kiện thuận lợi cho con người suy nghĩ và tĩnh tâm.

4. Hãy làm những gì mình thích

Làm những gì mình thích là cách giảm căng thẳng hiệu quả. Một số người thì thích làm đồ handmade, viết lách, đi dạo, trò chuyện với bạn bè hay tham gia hoạt động xã hội. Một số người khác thì lại thích chơi thể thao, chơi nhạc cụ hay đọc sách.

Dù sở thích của bạn là gì, hãy tự tin và vui vẻ làm những điều mình thích để nuôi dưỡng một tâm hồn vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

5. Sắp xếp lịch làm việc

Đi học hay đi làm, bạn đều phải đối mặt với những deadline “bủa vây”. Vậy hãy chủ động hơn, sắp xếp một lịch sinh hoạt và làm việc hợp lý, khoa học nhất để hoàn thành mọi công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Sắp xếp một lịch làm việc khoa học sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao

Sắp xếp một lịch làm việc khoa học sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao.

Điều này có tác động to lớn, góp phần giảm nguy cơ căng thẳng, stress và ngăn chặn những áp lực trong học tập và công việc.

6. Nghỉ ngơi hợp lý

Trong một ngày bận rộn, nếu chỉ quay cuồng với công việc và mối lo nghĩ về những triệu chứng của bệnh vảy nến, chắc chắn bạn sẽ “điên đầu”.

Hãy dành một vài phút để nghỉ ngơi đúng nghĩa bằng cách suy nghĩ tích cực, ngủ trưa 30 phút hoặc ngồi thiền trong 15 phút.

Những “nốt lặng” trong bản giao hưởng cuộc sống sẽ giúp bạn có thời gian thư thái và tự tin hơn.

7. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn đồ ăn lành mạnh không chỉ giúp cho sức khỏe của bạn mà còn hỗ trợ một tinh thần thoải mái. Theo đó, hãy tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây; hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều muối và chất béo.

Bên cạnh đó, người bị bệnh vảy nến cũng không nên uống nhiều rượu, đồ uống có caffein và hút thuốc lá.

Rau xanh và hoa quả là thức ăn tốt nhất

Rau xanh và hoa quả là thức ăn tốt nhất.

Mặc dù thói quen ăn uống lành mạnh không mang lại kết quả tức thì nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy điều này hữu ích thế nào.

8. Học hít thở sâu

Nhiều người dè bỉu rằng: “Ôi dào thở mà cũng cần học sao?”. Đừng coi thường điều này vì nếu điều hòa được nhịp thở một cách đều đặn, sức khỏe của bạn cũng sẽ được cải thiện.

Oxy là sự sống của con người. Hít thở là hoạt động không thể thiếu. Nhưng thở sao cho đúng? Khi lo lắng hay căng thẳng, hơi thở của bạn trở nên đứt đoạn, phập phồng. Do đó, hãy tập cho mình thói quen hít thở sâu để thư giãn và tránh những suy nghĩ căng thẳng.

9. Ngủ

Hầu hết ai cũng biết giấc ngủ là quan trọng. Tuy nhiên, áp lực công việc, học tập và nhiều mối bận tâm, lo nghĩ trong cuộc sống thường nhật khiến ít người có được giấc ngủ ngon lành.

Đặc biệt đối với những người bệnh, người bị vảy nến, giấc ngủ ngon sẽ góp phần làm giảm căng thẳng thần kinh một cách hiệu quả.

Ngủ ngon cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn

Ngủ ngon cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn.

Vì vậy hãy hít thở sâu, tránh xa đồ điện tử, cà phê hay rượu, tạm gác mọi nỗi lo lắng trước mỗi giấc ngủ vào buổi tối để có một đêm ngon giấc.

10. Nói chuyện với người khác

Trò chuyện với người khác là một cách giao tiếp tích cực. Khi được trò chuyện, chúng ta sẽ cảm thấy “niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được sẻ nửa”, từ đó giải tỏa tâm trạng u ám, sự tự ti về những triệu chứng mà vảy nến gây ra.

Ngoài bạn bè, người thân, người bị vảy nến có thể trao đổi cùng với các bác sĩ chuyên khoa về bệnh tình của bản thân, đặt ra những câu hỏi để hiểu hơn về bệnh lý của mình nhờ đó chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh.

Không chỉ với những người bị vảy nến, mà 10 hoạt động kể trên cũng rất hữu ích với những người khỏe mạnh. Chúng giúp đời sống tinh thần của con người trở nên khoan khoái, dễ chịu hơn. Hãy áp dụng ngay những biện pháp này nhé!

Đọc ngay: Mách bạn 5 cách khiến cho bệnh vảy nến thuyên giảm nhanh chóng

Kiều Hương (theo Healthline)

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo