Bị nấm da mặt – Hãy dùng cách trị này để sớm khỏi bệnh
Nấm da mặt tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, cuộc sống của người bệnh vì thế không ít người tìm cách điều trị vội vàng. Vậy nấm da mặt là gì?
>>> Nấm da toàn thân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh
>>> Bệnh nấm da ở mông – Cách nhận biết triệu chứng và điều trị
Bất cứ bệnh da liễu nào ở mặt cũng khiến người bệnh khổ sở hơn những vùng da khác và nấm da mặt là một trong số đó. Nấm da mặt không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn gây mất thẩm mỹ rất lớn đối với bệnh nhân. Vì thế nhiều người đã tìm mọi thông tin về nấm da mặt và cách điều trị, chúng tôi hiểu được điều đó nên bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc chi tiết nhất về căn bệnh này.
Bệnh nấm da mặt có những triệu chứng nào?
Nấm da mặt là một thể nhiễm nấm ở vùng thượng bì da.Nấm da mặt do nấm ký sinh (thường gặp là do vi nấm dermatophytes) gây nên. Cơ chế hình thình từ nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi các tế bào thượng bì chết do đã già hoặc hết chất dinh dưỡng sẽ hình thành bào tử trên da.
Triệu chứng chung là ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn, vùng da lành ở chính giữa.
Hai loại nấm thường gặp ở mặt mà dân gian thường quen gọi là lang ben (do nấm pityrosporum ) và hắc lào.
Theo đó, sẽ có những triệu chứng riêng biệt đi kèm, nếu là hắc lào, dấu hiệu đầu tiên là ngứa, có vệ màu hơi đỏ, có viền, trên viên có các mụn nước lấm tấm. Viền này có hình vòng cung và sẽ lan rộng lớn hơn.
Nếu là lang ben, cũng gây ngứa nhưng cảm giác ngứa sẽ ít hơn, chỉ khi ra nắng hay mồ hôi. Lang ben thường để lại vết trắng loang lổ, cạo nhẹ có mụn trắng.
Nấm da mặt nếu không được điều trị sẽ gây lở loét, chảy mủ và lây lên da đầu gây nấm da đầu.
Nguyên nhân bị nấm da mặt
Những yếu tố là nguyên nhân dẫn đến bệnh bao gồm:
– Lây từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc.
– Tiếp xúc với động vật mắc bệnh.
– Từ đồ vật sang người do tiếp xúc với bề mặt như việc dùng chung khăn mặt, khẩu trang, chăn gối.
Các cách trị nấm da mặt
Cũng như những vùng da khác, người bị bệnh nấm da mặt cũng nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác chủng loại nấm từ đó giúp cho việc điều trị được dễ dàng hơn.
Trong trường hợp điều trị các phương pháp tại nhà khoảng 2 tuần không cải thiệ cần đến bác sĩ để được khám điều trị. Nếu xuất hiện ban đỏ nhiều, sưng và có hiện tượng chảy nước, sốt hãy đến các bệnh viện uy tín để được khám và chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Hầu hết các trường hợp nấm da nhẹ đều đáp ứng tốt với các thuốc dùng tại chỗ bao gồm:
1. Thuốc trị nấm da mặt bôi tại chỗ:
– Thuốc Mycelex: Đây là một biệt dược dạng nước (bột, mỡ, xịt) thuộc nhóm chống nấm clotrimazol có tác dụng trị nấm da nhẹ. Sau khi dùng thuốc từ 3 ngày đến 1 tuần triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
– Nhóm thuốc azole: Đây là thuốc có cả dạng uống và dạng kem bôi bao gồm 1 số loại như miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole.
– Nhóm allylamine gồm terbinafine hay naftifine.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc bôi chống nấm nặng hơn như econazol, oxiconazol.
2. Thuốc uống toàn thân
– Thuốc uống chống nấm itraconazol, fluconazol
Những loại thuốc uống này khó tránh khỏi tác dụng phụ như bị kích ứng dạ dày ruột, phát ban, rối loạn chức năng gan. Trong trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc khác như thuốc trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến hấp thu thuốc chống nấm.
– Thuốc Griseofulvin
Ngoài ra, còn có thuốc Griseofulvin gồm 2 loại Fulvicin và Grisactin, tuy nhiên, loại thuốc này hiện nay ít được dùng vì hiệu quả không cao, thời gian điều trị dài. Bệnh nhân gặp nhiều tác dụng như đau đầu, khó chịu, mẫn cảm với ánh sáng, phát ban…
Những lưu ý chung trong quá trình dùng thuốc:
– Cần dùng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ (nếu thuốc bôi không kê đơn), không tự ý mua thuốc uống.
– Không lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
– Phụ nữ mang thai, cho con bú, người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc.
3. Cách trị nấm da mặt bằng dân gian
Nếu người bệnh có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với các loại tân dược có thể áp dụng một trong những cách trị nấm da mặt bằng các nguyên liệu an toàn dưới đây:
– Cách trị bệnh nấm da mặt bằng chuối xanh
Đây là mẹo hắc lào dân gian đến nay vẫn được áp dụng phổ biến nhất, điều này cũng chứng minh được phần nào công dụng của nó.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Lấy một quả chuối tiêu xanh, đem cắt từng lát mỏng, sau đó vệ sinh dùng da bị nấm sạch sẽ, lau khô rồi bôi phần nhựa chuối lên vị trí bị tổn thương. Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần, đều đặn ngày 2 lần sẽ có được kết quả.
– Dùng tinh dầu trà xanh: Trà xanh vốn được biết đến như một loại “thần dược” có tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa vì thế đây cũng là nguyên liệu hàng đầu trị nấm da.
Ngoài ra, với ưu điểm lành tính, làm sạch da, trà xanh trị nấm da mặt rất hiệu quả. Cách dùng, lấy tinh dầu trà xanh bôi lên dùng da bị nấm để tinh dầu khô tự nhiên. Nên thực hiện vào buổi tối và rửa sạch mặt sau khi ngủ dậy.
– Dùng mật ong
Tính năng của mật ong cũng tương tự như trà xanh với các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viên đều giúp tiêu diệt vi nấm, ức chế sự lây lan. Mật ong còn giúp da phục hồi tổn thương, tái tạo tế bào da rất tốt.
Lấy một lượng mật ong vừa đủ bôi lên vùng da bị nấm 15 phút rồi rửa lại bằng nước.
– Dùng muối biển
Muối có tính sát trùng, tẩy tế bào chết, loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý 0.9% cũng giúp da sáng đẹp, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
– Cách trị nấm da mặt rau răm
Đây là cách trị dân gian dùng cho cả hai loại bệnh hắc lào và lang ben. Cách làm: Lấy một lượng lá rau răm, rửa sạch cho vào nồi đổ nước hơi sâm sấp rồi đun sôi lấy nước cốt. Sau đó dùng phần nước cốt này nấu cùng sáp ong thành dạng cao cô đặc để nguội phết lên da hàng ngày.
Hoặc có thể dùng cây rau răm ngâm rượu bôi lên vết thương hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
– Cách trị nấm da mặt bằng củ riềng
Để trị nấm da mặt bằng củ riềng bạn chỉ cần lấy một củ riềng tươi (nên dùng riềng già) giã nhỏ rồi dùng nước cốt bôi lên dùng da bị bệnh ngày 2 lần. Hoặc kì công hơn, bạn có thể lấy riềng giã nhỏ ngâm với rượu trắng rồi bôi lên da. Lưu ý, nên vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi bôi.
Phòng bệnh nấm da mặt
Da mặt đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt, lúc bị nấm còn phức tạp hơn nhiều, vì thế nếu không muốn bị căn bệnh da liễu nào “ghé thăm” hãy lưu ý 5 điều dưới đây:
– Vệ sinh da sạch sẽ, da luôn thoáng mát.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác tránh bệnh lây lan.
– Nến kiểm tra lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để điều chỉnh hợp lý hơn, trong đó nên bổ sung các loại vitamin tốt cho da như vitamin E.
– Tránh tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm độc hại và cần tránh nắng tối đa khi ra ngoài.
– Kết hợp với vận động, tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm stress, căng thẳng vừa tăng cường hệ miễn dịch.
Những thông tin về nấm da mặt và cách điều trị trên đây hy vọng sẽ giúp ích được nhiều người đang hoang mang về tình trạng bệnh của mình. Nấm da mặt không khó để điều trị vì thế không nên quá lo lắng dẫn đến việc vội vàng tìm cách trị, thuốc trị sai lầm.
Thưa bác sĩ , bị nấm da mặt có thể điều trị bằg nha đam được k ạg ( e bị 3 hôm nay r . Hiện tượg ngứa gấy bong tróc , vẩn đỏ) xin bác sĩ tư vấn giúp e vs
E di kham o da lieu bao bi nam bs ban thuoc uong 3 ngay k co dau hieu gi lieu co len uong tiep k ah
Nhập nội dung bình luận :Cho em hỏi ,Em bị nấm ở mặt,đi khám và uống thuốc được 6tuần (có bôi thêm thuốc) nay đã khỏi nhưng vết sẹo trắng trên mặt rất nhiều .Làm cách gì để cho da mặt trở lại bình thường vậy BS .Xin tư vấn dùm em .Em cảm ơn.
Bạn cho mình xin tên thuốc hoặc toa thuốc dc k..dịch bệnh nên k đi xuông bv khám dc
Thưa bác sĩ, cháu bị nấm da mặt đã một tháng có bôi thuốc không còn ngứa mà giờ vẩn đỏ trên da. Vậy cho cháu hỏi làm thế nào để hết được ạ
Thua bs em bi nan da co di xet nghiem roi ma dieu tri uong thuoc va boi da ma 3 thang roi ko khoi hoi bs bao la tu tu nhung ko khoi lo qua bs oi giup tu van dum cam on