Zona thần kinh có lây không? Cách phòng tránh hiệu quả thế nào?
Zona thần kinh có lây không? Những con đường nào khiến bệnh lây lan? Phòng tránh ra sao là những vấn đề mọi người cần quan tâm để đẩy lùi căn bệnh phiến phức này. Zona không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị và ngăn ngừa sớm sẽ lây lan, phát triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nghiêm trọng.
>> Bệnh zona thần kinh có tắm được không? Cần lưu ý những gì?
>> Zona thần kinh kiêng gì? Nên làm gì để khỏi bệnh nhanh nhất?
Zona thần kinh có lây không?
Đối với thắc mắc bệnh zona thần kinh có lây sang người khác không, các bác sĩ đều nhận định là có. Bệnh zona hoàn toàn có khả năng lây từ người nhiễm bệnh sang người bình thường.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng là đối tượng có thể bị nhiễm zona thần kinh. Virus vacirella zoster gây bệnh zona cũng có khả năng gây bệnh thủy đậu. Do đó, việc zona thần kinh có lây hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Zona thần kinh có khả năng lây nhiễm cao
Dưới đây là những đối tượng đối tượng có khả năng cao mắc bệnh zona:
- Người chưa từng bị zona hay thủy đậu
- Người chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu
- Người đã từng bị zona nhưng chưa bị thủy đậu
- Người có sức đề kháng yếu
- Người cao tuổi, sức khỏe yếu
Những đối tượng này đều là những người có khả năng bị lây nhiễm từ những bệnh nhân khác hoặc nhiễm virus zona. Do đó, nếu bản thân bạn hoặc người thân của bạn nằm trong những trường hợp này thì cần phải lưu ý đến những dấu hiệu của cơ thể để phát hiện và điều trị kịp thời.
Zona là căn bệnh có tính tái phát cao, virus zona sau khi hết bệnh vẫn tồn tại ẩn trong những tế bào thần kinh và có thể hoạt động lại trong điều kiện thuận lợi. Do đó, 1 người nếu chỉ bị zona mà chưa từng bị thủy đậu thì cơ thể vẫn có khả năng bị lây nhiễm virus hoặc tự phát bệnh.
Cách phòng tránh bệnh zona lây lan
Do tính lây lan của bệnh zona thần kinh rất cao nên cá nhân mỗi người cần có ý thức phòng bệnh. Sau đây là một số lưu ý nhằm hạn chế lây nhiễm bệnh zona.
- Hạn chế việc tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là không tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị zona của bệnh nhân, chỉ gặp người bệnh lúc cần thiết.
- Khi chăm sóc cho bệnh nhân, nên mang găng tay, khẩu trang để đảm bảo
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân
- Không thực hiện các hoạt động thân mật như tắm chung, ngủ chung, quan hệ vợ chồng…
Biện pháp điều trị hiện đại giúp bạn giảm mối lo về sự lây nhiễm của bệnh zona
Ngoài việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh, bệnh nhân nên tham khảo những phương pháp điều trị zona hiện đại và phổ biến như:
- Áp dụng chiếu tia hồng ngoại IR ngăn ngừa sự phát triển của virus zona và hỗ trợ giảm đau
- Áp dụng chiếu laser với cường độ cao nhằm tiêu diệt virus ẩn trong tế bào thần kinh và thu nhỏ diện tích phát ban trên da.
- Thực hiện các biện pháp massage, xoa nắn bằng tay.
- Châm cứu trong những trường hợp cần thiết.
Người bệnh zona sẽ được lựa chọn áp dụng một trong số các phương pháp trên theo chỉ định của bác sĩ và sau khi đã được xét nghiệm, chẩn đoán phù hợp. Nếu bệnh nhân chỉ bị zona mức độ nhẹ với diện tích phát ban nhỏ thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi tại nhà và chỉ cần điều trị trong khoảng 2 tuần để các triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi zona thần kinh có lây không và cách phòng bệnh hiệu quả như thế nào. Chúc bạn áp dụng thành công và có nhiều sức khỏe.
Có thể bạn cần: Điều trị zona thần kinh với phác đồ cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!