Trị rôm sảy bằng lá trầu không: Rẻ bèo mà lại hiệu quả!

Các mẹ đã từng nghe nói đến cách trị rôm sảy bằng lá trầu không chưa? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

>>> Rôm sảy có mủ ở trẻ sơ sinh: Không cẩn thận sẽ nhiễm trùng huyết!

>>> Hướng dẫn trị rôm sảy bằng lá khế hiệu quả cho trẻ

Lá trầu không và những tác dụng khó tin đối với sức khỏe

Trầu không, tên khoa học Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Trầu không là loại cây nhỡ leo nhẵn, có cuống có bẹ, phiến hình trái xoan, thường được trồng rộng rãi ở nước ta để lấy lá ăn. Lá trầu không thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.

lá trầu không

Lá trầu không có nhiều công dụng khó tin đối với sức khỏe

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Ngoài ra, theo như các phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44. Không những thế, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt.

Chính vì những thành phần tuyệt vời đó, lá trầu không có thể giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh rất nhiều loại bệnh như: đái giắt, suy nhược thần kinh, táo bón, đau họng, các bệnh về răng miệng, viêm họng, cảm cúm,…

Đối với bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ, lá trầu không có tác dụng trị bệnh rất tốt, giúp chống viêm, giảm ngứa. Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không tốt nhất là dùng lá trầu để tắm cho trẻ.

Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không cho trẻ

  • Lợi ích khi tắm lá trầu không

Trị rôm sảy bằng lá trầu không là cách đã có từ rất lâu. Lá trầu không có tính sát khuẩn rất cao do đó khi thêm lá này vào nước tắm, nó có thể giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi mồ hôi, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh về da rất tốt.

tắm lá trầu không

Tắm lá trầu không đem lại nhiều tác dụng tốt cho làn da

Các cụ ngày xưa truyền lại rằng nếu bị rôm sảy mà tắm nước lá trầu không thì vài lần là khỏi hẳn.

Trên thực tế, một số hãng sản xuất mỹ phẩm còn tung ra nhiều sản phẩm chăm sóc da từ lá trầu không, ví dụ như xà bông tắm, kem trị mụn, kem trị ngứa,…

Để trị rôm sảy bằng lá trầu không cho trẻ rất đơn giản, mẹ chỉ cần đun nước lá trầu không tắm cho trẻ là được.

  • Cách tắm lá trầu không cho trẻ

+ Các mẹ lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa thật sạch rồi đem cắt thật nhỏ, cho vào bát rồi đổ ngập nước sôi vào hãm như hãm nước chè.

+ Mẹ đợi khoảng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt và tắm bé.

+ Mẹ nên tắm liên tục hàng ngày cho trẻ đến khi nào rôm sảy khỏi hẳn

Lưu ý: Không vắt thêm chanh vào nước tắm cho trẻ! Khi tắm xong, mẹ có thể cho trẻ ăn một ít cháo ấm.

Ngoài lá trầu không, mẹ có thể sử dụng một số loại lá để tắm trị rôm sảy cho trẻ như lá kinh giới, lá khế, lá tía tô,… Những loại lá này cũng đem đến công dụng trị bệnh cao mà lại an toàn!

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy tắm gì?

Phương pháp trị rôm sảy bằng trầu không có thể đem lại hiệu quả nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ!

Những lưu ý khi trị rôm sảy bằng lá trầu không cho trẻ mẹ cần nhớ

Khi trị rôm sảy bằng lá trầu không cho trẻ, mẹ cần đặc biệt lưu ý kỹ những điều sau đây

trầu không

  • Không nấu nước lá tắm quá đặc! Do lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.
  • Nếu như mẹ dùng lá trầu không để tắm cho trẻ hoặc bất kỳ một loại lá nào khác thì cần nhớ không nên  tùy tiện dùng bất cứ kem hay loại thuốc bôi nào sử dụng lên da của trẻ. Nếu sử dụng, hãy chắc chắn rằng đã được sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình trị rôm sảy bằng lá trầu không cho trẻ, mẹ tránh gãi mạnh vào những vùng bị rôm, dễ gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da. Mẹ cũng tuyệt đối không được tắm lá dâu tằm cho trẻ khi da đang bị mụn mủ, trầy xước.
  • Trước khi tắm lá trầu không cho trẻ, mẹ nên bôi một ít nước lá ra cổ tay trẻ rồi để khoảng 30 phút xem có phản ứng gì không, trẻ có bị dị ứng gì với loại lá này không.  Nếu không thì mẹ mới nên tiếp tục tắm cho trẻ.
  • Sau khi tắm lá trầu không, mẹ nên tắm sạch lại cho trẻ bằng sữa tắm do lá trầu không tuy trị được rôm sảy nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da. Thêm vào đó, lượng bột của lá có thể đọng trên da trẻ, gây nhiễm khuẩn, nên cần được tắm lại.
  • Ngoài ra, khi mẹ cảm thấy tình trạng rôm sẩy của trẻ không được cải thiện sau 2-3 lần tắm và bắt đầu xuất hiện các mụt nhọt to hơn, sưng tấy… hay có bất cứ biểu hiện nào khác thường thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹo vặt giúp mẹ phòng tránh rôm sảy thành công cho trẻ!

Rôm sảy tuy là bệnh lành tính và không đe dọa gì đến tính mạng nhưng vẫn có thể khiến trẻ gặp phải một số biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận và kỹ lượng. Vậy nên ngay từ đầu, mẹ nên chủ động phòng tránh rôm sảy cho trẻ bằng các cách:

phòng rôm sảy

  • Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp
  • Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn và làn da của bé rất nhạt cảm nên trong những ngày nóng bức, bố mẹ có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch.
  • Mẹ có thể bôi phấn rôm để da trẻ thoáng mát. Tuy nhiên không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.
  • Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thoáng, rộng. Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi ở nơi không bụi, khói.
  • Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.
  • Hạn chế các thức ăn cay như: ớt, tỏi, tiêu,.. hoa quả có tính nóng như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải,..

Trị rôm sảy bằng lá trầu không là một trong những cách đơn giản, an toàn, dễ thực hiện nhưng lại đem đến hiệu quả cực cao. Sau khi đọc bài viết này, Camnangbenhdalieu mong rằng các mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích trong việc phòng và trị rôm sảy cho con và cũng chúc các mẹ áp dụng cách trị rôm này thành công nhé!

Xem ngay bài viết hữu ích: Có thể mẹ chưa biết: Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị rôm sảy!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo