Trẻ bị zona phải làm sao? Hướng dẫn cách điều trị cho bé

Trẻ bị zona thần kinh là một trong những mối lo của các bậc phụ huynh. Zona thần kinh ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể với nhiều biến chứng, hậu quả khác nhau. Cha mẹ cần hiểu rõ về tình trạng bệnh này ở bé để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách không để bệnh tiến triển nặng.

>> Bà bầu bị zona: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

>> Bà bầu bị zona có sao không? Điều trị zona an toàn cho bà bầu

Nguyên nhân trẻ bị zona thần kinh

Nhiều người nghĩ rằng zona thần kinh là bệnh da liễu chỉ xuất hiện ở người lớn hoặc người già yếu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh zona trẻ em xuất hiện.

trẻ bị zona, nguyên nhân

Phụ huynh cần chú ý tới tình trạng trẻ bị zona thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh zona ở trẻ em xuất phát từ virus thủy đậu. Dưới đây là một vài yếu tố dẫn đến bệnh zona trẻ em:

  • Mệt mỏi, căng thẳng tinh thần, trầm cảm, tự kỷ (đối với trẻ từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu)
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu (bắt nguồn từ các bệnh tật khác hoặc từ việc dùng thuốc)
  • Tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu hoặc bệnh nhân zona thần kinh khác
  • Do những biện pháp điều trị bệnh bằng tia xạ
  • Tổn thương ở vùng da phát ban
  • Ung thư

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở trẻ em

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở trẻ em là yếu tố quan trọng cần biết nhằm điều trị zona ở trẻ em. Zona thần kinh ở trẻ em càng được phát hiện sớm thì việc chữa zona cho trẻ càng ít khó khăn hơn. Vì thế, cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu zona ở trẻ em dưới đây:

  • Dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ là cảm giác đau ở vùng da có bệnh. Trẻ thường bị các cơn đau dai dẳng hoặc đau nhói, kèm theo là cảm giác ngứa, rát như bị bỏng, căng da…
  • Khoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi có cảm giác đau thì những dải ban sẽ xuất hiện ở vùng da đó. Những dải ban có dạng tấy đỏ, phồng lên.
  • Trong những ngày tiếp theo thì vùng da bị phát ban sẽ tụ mủ, rồi đóng vảy. Quá trình này thường kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần và có thể để lại sẹo sau khi biến mất.

Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh zona ở trẻ em tùy thuộc vào vị trí bộc phát của bệnh. Cùng với đó, bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc tốt dẫn đến viêm nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số vị trí trẻ thường mắc zona thần kinh gồm có:

Trẻ bị zona ở mắt

Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh vốn đã nguy hiểm do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nhưng bệnh còn đáng lo ngại hơn nếu trẻ sơ sinh bị zona thần kinh ở mắt.

Ngoài những hậu quả để lại trên da như đau rát, sưng đỏ, chảy mủ và làm sẹo thì khi zona ở trẻ sơ sinh ở mắt còn có nhiều ảnh hưởng xấu đối với các chức năng của mắt. Do đó, trẻ bị zona ở mắt còn có thể gặp phải những tình trạng sau:

  • Sưng, phù giác mạc
  • Tăng nhãn áp
  • Giảm thị lực
  • Để lại sẹo trên mí mắt, chân mày gây mất thẩm mỹ
  • Khô mắt, hoạt tử võng mạc
  • Liệt dây thần kinh mắt
  • Viêm tắc tuyến sụn kết mạc
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực, mù lòa vĩnh viễn.

Trẻ bị zona ở miệng

Môi, miệng là một trong những yếu điểm đối với trẻ bị zona thần kinh. Thông thường, trong các trường hợp bị trẻ bị zona ở miệng, các nốt phát ban chỉ tập trung một bên miệng, môi hoặc bị lan từ các vùng xung quanh như cằm, cổ, mặt. Rất ít những trường hợp chỉ bị zona thần kinh riêng biệt tại môi, miệng.

Ngoài những ảnh hưởng xấu vốn có của zona thần kinh thì zona thần kinh ở miệng trẻ còn bao gồm những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Tê liệt dây thần kinh vận động, dây thần kinh mặt.
  • Sẹo lõm trên mặt, môi ảnh hưởng đến dung mạo, thẩm mỹ.
  • Có thể lan đến tai, gây viêm tuyến nước bọt
  • Đau dây thần kinh sau khi khỏi bệnh
  • Nghiêm trọng hơn có thể gây bội nhiễm da nếu không được điều trị đúng cách.

Trẻ bị zona ở cổ

Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh ở cổ cũng là tình trạng tương đối nguy hiểm và cần được cẩn trọng vì những lý do sau:

  • Cổ là vùng thường xuyên bị chà xát.
  • Vùng cổ rất dễ bị nhiễm bụi, đổ mồ hôi, ẩm ướt khiến cho vi khuẩn dễ phát triển và lây lan.
  • Trẻ bị zona ở cổ thường hay gãi do đau ngứa, từ đó làm bể các mụn nước, chảy mủ khiến cho cách chữa bệnh zona ở trẻ trở nên khó khăn hơn.
  • Bệnh zona thần kinh ở cổ có đặc tính lan truyền cao hơn, virus đi dọc theo các dây thần kinh và lan đến các vùng khác của cơ thể như mặt hoặc vai, tay.

trẻ bị zona, cổ

Trẻ bị zona thần kinh ở cổ rất đáng lo ngại

Trẻ bị zona phải làm sao?

Việc chữa zona thần kinh cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu bao gồm 2 yếu tố chính: đó là thuốc trị phù hợp và cách chăm sóc cho trẻ.

Thuốc trị zona thần kinh cho trẻ em

Thuốc trị zona cho trẻ sơ sinh bao gồm các nhóm thuốc dưới đây:

  • Nhóm kháng virus

Đặc điểm: Nhóm này thích hợp cho trẻ bị zona thần kinh trong giai đoạn cấp tính. Thuốc có ưu điểm là điều trị nhanh, thúc đẩy quá trình bài xuất virus, ngăn chặn sự hình thành thương tổn mới và làm ngắn thời gian liền sẹo, giảm cơn đau thần kinh.

Tên thuốc: Nhóm này gồm có các loại thuốc như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir. Valacyclovir vốn là Acyclovir nhưng sản xuất chất dược chất acyclovir cao hơn 5 lần tiền chất của nó. Dù Acyclovir là thuốc được dùng phổ biến nhưng Famciclovir và Valacyclovir lại có cân bằng dược động học tốt hơn và cách dùng tương đối đơn giản.

Cách dùng: Đối với Valacyclovir, cho trẻ uống 1 g/lần (cách 8 tiếng dùng 1 lần) hoặc thay thế bằng liều Acyclovir 800 mg/lần (cách 4 tiếng dùng 1 lần). Thuốc nên được dùng trong 48 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng, liều khởi đầu nên dùng liều cao. Vì thuốc được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên liều lượng cần có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

  • Nhóm thuốc giảm đau

Đặc điểm: Nhóm thuốc giảm đau thích hợp cho việc điều trị chứng đau thần kinh đối với bệnh zona thần kinh. Các cơn đau thần kinh thường biểu hiện sau khi phát ban hoặc sau khi liền sau, cơn đau có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng.

Tên thuốc: Nếu bạn muốn áp dụng cách chữa zona thần kinh cho trẻ nhỏ bằng thuốc giảm đau thì có thể tham khảo các loại: thuốc dán Lidocain 5%, kem bôi Capsaicin (nồng độ 0,025 – 0,075%), Oxycodon.

Cách dùng: Thuốc dán Lidocain và kem bôi Capsaicin chỉ thích hợp cho vùng da lành, khi đã hết mủ, mụn nước và các nốt ban. Thuốc Capsaicin có thể gây rát bỏng. Đối với Oxycodon, thuốc có tác dụng phụ là táo bón và có thể gây nghiện do có họ thuốc phiện, không thích hợp cho trẻ em.

Zona thần kinh vốn là một căn bệnh không nên chủ quan đối với người lớn. Đối với trẻ em thì việc điều trị lại còn đáng lo ngại hơn và cần cẩn trọng hơn. Do đó, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng zona cần phải mang trẻ đi khám bệnh để được chỉ định dùng thuốc sao cho phù hợp, tránh tự ý chọn thuốc và tự điều trị.

Cách chăm sóc trẻ bị zona

Bên cạnh việc cần chọn thuốc tốt thì kết quả điều trị cho trẻ bị zona còn phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ từ gia đình. Gia đình có con nhỏ bị zona thần kinh cần lưu ý những điều kiện chăm sóc như sau:

Các vết thương do bể mụn nước, chảy nốt mủ cần được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Bạn có thể ngâm lạnh băng sạch và đặt lên vùng có vết thương để giảm cơn đau nhức và làm khô vết thương (chỉ để yên miếng gạc trong 20 phút chứ không nên chà xát mạnh, nên áp dụng khoảng 7 lần mỗi ngày)

 trẻ bị zona, điều trị

Trẻ sơ sinh bị zona cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên

Thuốc bôi, thuốc uống, thuốc dán khi được áp dụng cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ và nên dùng đúng liều lượng, nếu muốn kết hợp với dược phẩm khác nên nhờ bác sĩ hướng dẫn.

Trẻ bị zona nói riêng và bệnh nhân zona nói chung cần có sự cách ly phù hợp. Trẻ nên có đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, bàn chải, chén bát, ly, muỗng) để riêng, không nên dùng chung và cũng không nên tiếp xúc với vùng da có bệnh.

Gia đình khi chăm sóc cho trẻ bị zona nghiêm trọng, zona toàn thân nên đeo găng tay và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

Các loại khăn mà trẻ dùng nên là loại khăn mềm mịn để giảm thiểu khả năng gây xướt da, tránh làm bể mụn, nốt ban trên da. Quần áo của trẻ nên là loại mỏng, thoáng mát cho trẻ dễ chịu

Trẻ bị zona kiêng gì? Không nên cho trẻ dùng các món như thịt bò, rau muống, hải sản, trứng, sữa…

Tránh tự ý áp dụng các bài thuốc nam, thuốc đông y, đắp lá thuốc, các phương pháp dân gian truyền miệng… mà chưa hỏi ý kiếng bác sĩ.

Mong rằng bài viết về những thông tin liên quan đến chủ đề trẻ bị zona thần kinh đã cung cấp những kiến thức thiết yếu cho bạn. Chúc bé nhà bạn sớm khỏi bệnh và có nhiều sức khỏe.

Thông tin hữu ích: Thuốc trị zona có những loại nào? Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo