Tìm hiểu cặn kẽ phương pháp chữa vảy nến bằng laser

Vảy nến là một căn bệnh da liễu mạn tính gây ra những biểu hiện vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống thường nhật của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến, trong đó có phương pháp laser. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về cách chữa vảy nến bằng laser.

>>> 9 “món quà” từ tự nhiên dành tặng cho người đang bị vảy nến hành hạ

>>> Chia sẻ ngay những loại vitamin tốt nhất cho người bị bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến bằng laser là gì?

Nếu bạn đang phải chung sống với bệnh vảy nến, bạn sẽ không còn lạ lẫm gì với những triệu chứng đặc trưng như: Làn da đỏ, ngứa, xuất hiện các mảng bong tróc trên da gây khó chịu và mặc cảm, tự ti.

Hiện nay, các lựa chọn điều trị cho bệnh vảy nến bao gồm dùng kem steroid hoặc các loại thuốc bôi ngoài da khác, thuốc uống và liệu pháp ánh sáng.

Dùng tia laser chữa bệnh vảy nến

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Dùng tia laser chữa bệnh vảy nến.

Tất cả các phương pháp điều trị kể trên đều mang lại hiệu quả tốt nhưng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ còn liệu pháp ánh sáng đòi hỏi tần suất thực hiện ba buổi một tuần trong hai đến ba tháng sau đó phải tiếp tục duy trì.

Y học thế giới ngày càng phát triển, có một lựa chọn khác để điều trị bệnh vảy nến đó là laser, chiếu ánh sáng cực tím đến các khu vực da mắc bệnh.

Cụ thể, phương pháp điều trị này sử dụng ánh sáng laser tập trung, cường độ cao để giúp kiểm soát tình trạng bệnh vảy nến ở mức nhẹ đến trung bình mà không gây hại cho làn da khỏe mạnh xung quanh.

Liệu pháp laser có hiệu quả tương tự như liệu pháp ánh sáng truyền thống nhưng chỉ cần thực hiện ít lần nếu dùng liều ánh sáng mạnh hơn, có thể chiếu sâu hơn vào vùng da bị ảnh hưởng.

Một điểm mạnh nữa của phương pháp laser là có thể chiếu tới các vùng da khó tiếp cận như: Khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và da đầu.

Điều trị vảy nến bằng laser như thế nào?

Phương pháp điều trị bằng laser phải được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ da liễu. Mỗi lần tiến hành chỉ mất vài phút.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ chiếu tia laser trực tiếp vào các mảng vảy nến. Bạn có thể cảm thấy vùng da bị chiếu laser hơi nóng hoặc có cảm giác giật giật trên da.

Theo đó, một liều tia cực tím B (UVB) cường độ cao có bước sóng rất đặc biệt – 308 nanomet – sẽ được chiếu trực tiếp lên các mảng vảy nến. Bởi vì ánh sáng laser không chạm vào vùng da xung quanh nên giảm nguy cơ tác động tới vùng da khỏe mạnh khi tiếp xúc với bức xạ.

Tia laser được áp dụng để tiêu diệt những mảng vảy nến

Tia laser được áp dụng để tiêu diệt những mảng vảy nến.

Phương pháp laser được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh vảy nến ở mức nhẹ và trung bình. Với liệu pháp này, bệnh nhân thường phải thực hiện 2 buổi một tuần, 4 đến 10 buổi là có kết quả.

Bác sĩ sẽ xác định liều lượng ánh sáng laser cần dùng dựa trên độ dày của các mảng vảy nến và màu da của bạn (da càng sáng thì liều laser càng thấp). Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ được cung cấp kính bảo hộ có màu tối để bảo vệ đôi mắt.

Làm thế nào để điều trị bệnh vảy nến bằng laser đạt hiệu quả tốt nhất?

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng laser cho kết quả khả thi nhất với những người bị bệnh ở mức nhẹ đến trung bình. Nguyên nhân là do ánh sáng laser có tính tập trung, nó không hiệu quả đối với những người bị bệnh vảy nến trên một vùng da lớn.

Bởi vì điều trị bệnh vảy nến bằng laser vẫn là một liệu pháp tương đối mới nên có nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để chứng minh hiệu quả của nó.

Theo đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những người được điều trị bằng laser đều thấy những cải thiện tích cực trên làn da trong vài tháng đến một năm. Kết quả biểu hiện sau 8 đến 10 phiên điều trị.

Những điều cần lưu ý khi điều trị vảy nến bằng laser

Điều trị bệnh vảy nến bằng laser có thể mang lại kết quả rõ rệt ở một số đối tượng nhưng liệu pháp này không thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Để chắc chắn rằng bạn phù hợp với phương pháp này, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa, kiểm tra tình trạng bệnh lý trước khi bắt đầu điều trị.

Tránh điều trị bằng laser nếu bạn bị:

  • Lupus hoặc xơ cứng bì
  • Nhạy cảm
  • Bệnh khô da nhiễm hắc sắc tố – Xeroderma pigmentosum (một bệnh di truyền, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời)
  • Có tiền sử ung thư da

Nếu bạn bị lupus thì không được điều trị vảy nến bằng tia laser

Nếu bạn bị lupus thì không được điều trị vảy nến bằng tia laser.

Có rủi ro nào nếu điều trị vảy nến bằng laser không?

Nói chung, phương pháp điều trị vảy nến bằng laser khá an toàn tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ như:

  • Da đỏ tạm thời, ngứa, rát
  • Phồng rộp
  • Những đốm màu tím (xuất huyết) trên da
  • Làm tối hoặc làm sáng da (tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố)
  • Sẹo

Bên cạnh đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem việc tiếp xúc với ánh sáng UVB từ tia laser có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nếu tiến hành lâu dài không.

Tham khảo thêm: Bác sĩ tư vấn về bệnh vảy nến da đầu và cách đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo