Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu sùi mào gà ở vùng kín là trường hợp phổ biến thì sùi mào gà ở miệng là trường hợp hiếm của bệnh lý này. Tuy nhiên hiện nay số người mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê, tại Mỹ có khoảng 7% người từ 14-19 mắc nhiễm trùng đường miệng. Và số người mắc sùi mào gà ở miệng đã tăng lên trong 3 thập kỷ qua.

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng

Trên thực tế, ai cũng có thể mắc sùi mào gà ở miệng, nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn phụ nữ. Bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Virus HPV – Human papilloma virus là tác nhân chính gây sùi mào gà. Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc gián tiếp với người mắc bệnh sau đó đưa tay lên vùng miệng hoặc dùng dung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó còn có những yếu tố nguy cơ khiến bệnh xuất hiện tại miệng đó là:

1. “Yêu” bằng đường miệng

Cũng giống với sùi mào gà ở lưỡi, quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng là nguyên nhân khiến cho virus HPV lây nhiễm sang người khác.

Hiện nay, tư tưởng về vấn đề tình dục của giới trẻ ngày càng phương Tây hóa, hình thức quan hệ bằng miệng trở nên phổ biến hơn, điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ mắc sùi mào gà ngày càng gia tăng.

Mặt khác, virus HPV có thể lây qua đường miệng bằng những nụ hôn.

Quan hệ tình dục bằng miệng là một nguyên nhân gây sùi mào gà ở miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng là một nguyên nhân gây sùi mào gà ở miệng

2. Người có nhiều bạn tình

Có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục bằng miệng sẽ làm tăng nguy cơ bị sùi mào gà ở miệng. Theo số liệu thống kê, nếu bạn có hơn 20 người bạn tình trong đời thì khả năng nhiễm virus HPV sẽ tăng lên 20%.

3. Hút thuốc lá

Hút thuốc là một trong những nguy cơ thúc đẩy sự tấn công của virus HPV, điều này nghe có vẻ không mấy khả thi như đó là sự thật. Ngoài ra, việc hít phải khói thuốc lá cũng làm cho vết thương trong miệng dễ loét. Chính điều này tạo tiền đề để ung thư vòm họng phát triển.

4. Tiêu thụ đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu hấp thụ một lượng lớn đồ uống có cồn như rượu, bia… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV qua đường miệng, đặc biệt là nam giới.

Chưa kể, khi người bệnh có hai thói quen uống rượu, hút thuốc lá, tỉ lệ mắc sùi mào gà ở miệng sẽ cao hơn rất nhiều so với những người không có thói quen này.

Uống đồ uống có cồn tăng nguy cơ gây bệnh

Uống đồ uống có cồn tăng nguy cơ gây bệnh

Biểu hiện sùi mào gà trong miệng

Hầu hết các trường hợp sùi mào gà thời gian đầu khi mới nhiễm virus HPV thường không có triệu chứng. Chỉ sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 9 tháng người bệnh mới xuất hiện triệu chứng.

Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu:

  • Xuất hiện từng mảng màu trắng hoặc đỏ trong khoang miệng, ở lưỡi hoặc amidan;
  • Cổ họng bị sưng tấy, nóng rát và có cảm giác đau khi ăn, uống hay nuốt nước bọt.

Sùi mào gà giai đoạn nghiêm trọng:

  • Khoang miệng, lưỡi, môi, lợi xuất hiện các u nhú, ban đầu sẽ giống hạt gạo. Sau đó có nốt này sẽ lan rộng với tốc độ nhanh chóng thành từng mảng;
  • Các tổn thương sùi mào gà giống như mào gà hoặc hoa súp lơ nhỏ;
  • Khi ấn vào những nốt sùi người bệnh sẽ thấy dịch mủ chảy ra, mùi hôi;
  • Sốt sùi càng lớn sẽ càng khiến người bệnh khó chịu, cụ thể là tăng cảm giác tê, đau rát tại lưỡi, amidan;
  • Hàm bị sưng, sưng hạch bạch huyết, đau nhiều hơn. Việc ăn uống của người bệnh càng khó khăn hơn trước;
  • Tính chất của các nốt sùi mào gà ở miệng là mềm, ẩm ướt, chúng rất dễ bị mủn, vỡ ra và gây lở loét. Nếu bị vỡ, lở loét sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm tại khu vực miệng.

Sùi mào gà ở miệng có ngứa không? Theo các chuyên gia, thông thường sùi mào gà không gây ngứa cho người bệnh. Tuy nhiên, tại một số vị trí nhạy cảm như môi lớn, môi bé của bộ phận sinh dục thì có thể gây ngứa. Tùy theo cơ địa sẽ có triệu chứng khác nhau.

**Lưu ý:

Có rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa nhiệt miệng và mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) từ những triệu chứng bệnh sùi mào gà ở trên. Thực tế, nhiệt miệng là một bệnh viêm loét xuất hiện ở khoang miệng nguyên nhân chủ yếu là do nóng trong người hoặc ăn những đồ cay nóng.

Nhiệt miệng chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần rồi chúng có thể tự lành lại như ban đầu. Nhưng sùi mào gà thì không, chúng cần có biện pháp can thiệp.

Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn

Sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn

Những tác hại của sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đối với người bệnh cả về tâm lý lẫn sức khỏe. Cụ thể:

1. Tác động đến tâm lý

Sùi mào gà trong miệng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, sang chấn khoang miệng, cảm giác đau, vướng víu khiến họ gặp khó khăn khi giao tiếp cũng như sinh hoạt tình dục. Chính vì vậy, người bị bệnh thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với người khác.

2. Tốc độ lây lan nhanh

Cũng giống những loại sùi mào gà ở lưỡi, vùng kín, họng khác bệnh rất dễ lây lan sang cho người khác. Nếu không phát hiện sớm, ngăn ngừa kịp thời sẽ khiến con số mắc bệnh ngày càng tăng lên.

3. Nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Đây được xem là biến chứng, tác hại nghiêm trọng nhất của sùi mào gà ở miệng, lưỡi. Nếu người bệnh mắc phải virus HPV tuýp 16 và 18 thì nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng là rất cao.

Ngoài ra, 2 virus này còn có thể gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư trực tràng…

Các cách chữa sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, do đó ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thực tế, hiện vẫn chưa có xét nghiệm nào khả dụng giúp xác định xem có bị nhiễm trùng miệng hay không. Các nha sĩ hoặc bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương thông qua việc sàng lọc, tầm soát ung thư.

Nếu có các tổn thương trong miệng, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để kiểm tra chúng có phải mầm bệnh ung thư hay không. Virus HPV cũng có thể được tìm kiếm bằng mẫu sinh thiết này.

Về điều trị bệnh, nốt sùi mào gà ở miệng có thể bị tiêu diệt bằng nhiều biện pháp khác nhau. Sau khi thăm khám bạn sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp.

1. Trị sùi mào gà ở miệng bằng thuốc kháng sinh

Điều trị bệnh sùi mào gà trong miệng thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc uống trị sùi mào gà ở miệng này áp dụng cho những trường hợp nhẹ, tổn thương chưa lan rộng.

Thuốc kháng sinh chữa sùi mào gà trong miệng

Thuốc kháng sinh chữa sùi mào gà trong miệng

Với những loại thuốc kem bôi lại không được khả thi với những trường hợp bệnh ở trong miệng. Nhưng nốt sùi ở bên ngoài môi thì có thể bôi để giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.

2. Trị sùi mào gà bằng can thiệp ngoại khoa

Với phương pháp can thiệp, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như: Áp lạnh bằng nito lỏng, đóng băng, chích mụn với interpheron alpha, sử dụng tia laser carbon dioxide, phẫu thuật cắt bỏ… để loại bỏ các nốt sùi.

3. Trị bệnh bằng phương pháp ALA – PDT

ALA-PDR là một cách chữa bệnh tiên tiến hiện nay. Trị mào gà bằng phương pháp này bằng cách sử dụng nguồn sáng huỳnh quang tác động lên những nốt sùi để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng.

Cách này có nhiều ưu điểm như thủ thuật nhanh, không để lại sẹo, không gây đau đớn, người bệnh sớm hồi phục. Tuy nhiên, muốn có hiệu quả tốt cần phải đến cơ sở y tế uy tín và chi phí khá cao.

4. Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà

Nếu các nốt sùi mào gà ở giai đoạn đầu, số lượng chưa nhiều và độc tính của virus chưa mạnh bạn có thể áp dụng những cách chữa dân gian tại nhà. Những cách này sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như: Tỏi, giấm táo, bột nghệ, vỏ chuối, lá trầu không… chấm lên nốt sùi để giảm triệu chứng bệnh.

Với ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ và sử dụng đơn giản đây là cách chữa khá lý tưởng cho bạn. Tuy nhiên, dược tính của thuốc không cao nên cần phải điều trị lâu dài. Mặt khác, hiệu quả bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Cách phòng tránh sùi mào gà ở miệng

Một khi đã biết được những nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, đặc biệt là những biến chứng, tác hại mà bệnh gây ra thì bạn cần có những cách phòng bệnh kịp thời.

Để ngăn ngừa sùi mào gà ở miệng không ghé thăm mọi người hãy thực hiện những cách sau đây:

  • Tiêm vắc xin để ngăn ngừa sự tấn công của virus HPV, tiêm đầy đủ các mũi theo quy định của Bộ Y tế quy định;
  • Quan hệ tình dục bằng cách dùng bao cao su. Với quan hệ bằng miệng hãy dùng tấm bảo vệ miệng nha khoa để ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV;
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, hạn chế số lượng bạn tình của bạn. Tốt nhất hãy chung sống 1 vợ, 1 chồng để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội;
  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm…
  • Thực hiện và duy trì thói quen kiểm tra răng miệng khi có những dấu hiệu bất thường 1 tháng/ lần.
  • Hãy kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần giúp phát hiện những bất thường, đặc biệt là khi bạn có quan hệ tình dục bằng miệng.

Thường xuyên kiểm tra răng miệng để phát hiện những dấu hiệu bất thường

Thường xuyên kiểm tra răng miệng để phát hiện những dấu hiệu bất thường

Chữa sùi mào gà ở miệng ở đâu?

Chữa bệnh ở đâu luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm, bởi lựa chọn địa chỉ khám uy tín thì mới nhanh cải thiện tình trạng bệnh và ngược lại. Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn có thể lựa chọn.

Một số bệnh viện uy tín chuyên khám và điều trị bệnh uy tín cho bạn như:

  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 024 3869 3731.
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: 15A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội‍. Số điện thoại: 024 3222 2944.
  • Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028 3930 8131.
  • Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028 3923 5804.

Đây đều là những bệnh viện uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với chất lượng khám chữa tốt và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm bạn sẽ yên tâm hơn khi đến đây.

Hi vọng với những thông tin trên đây bạn đọc đã hiểu hơn về sùi mào gà ở miệng cũng như tác hại mà bệnh có thể gây ra. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách quan hệ tình dục an toàn, kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có cách điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo