Rạn da là gì? Nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không?

Rạn da là hiện tượng da bị căng quá nhiều gây ra vết rạn. Các vết rạn có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy không gây đau, rát hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng chúng lại tác động xấu tới tâm lý. Hầu hết người bị rạn da, đều cảm thấy tự ti, e ngại. Thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh rạn da và các điều điều trị hiệu quả.

Rạn da là gì?

Theo các chuyên gia da liễu, da của chúng ta có cấu tạo bởi 3 lớp gồm biểu bì, trung bì và hạ bì. Thông thường, hiện tượng rạn da sẽ xuất hiện ở lớp giữa tức trung bì. Nơi này tập hợp nhiều mô liên kết tạo độ đàn hồi cho da. Rạn ra là tình trạng đứt gãy các mô liên kết giữa collagen và elastin – yếu tố quan trọng để hình thành cấu trúc tế bào da.

Rạn da xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi trọng lượng đột ngột

Rạn da xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi trọng lượng đột ngột

Tình trạng này xuất hiện khi da đột ngột bị kéo giãn do một tác nhân nào đó và sự tăng trưởng đột ngột của cortisone gây tác động xấu tới nồng độ collagen dẫn tới đứt gãy liên kết tạo ra vết rạn da.

Đối tượng và vị trí dễ bị rạn da

Ai dễ bị rạn da?

 

Theo các chuyên gia, hiện tượng rạn da có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng thường gặp nhất là:

  • Phụ nữ thời kỳ mang thai.
  • Người tăng cân hoặc xuống cân quá nhanh.
  • Đối tượng lười vận động.

Vị trí dễ bị rạn da

 

Vết rạn thường xuất hiện ở những vị trí da mỏng như eo bụng

Vết rạn thường xuất hiện ở những vị trí da mỏng như eo bụng

Rạn da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên những vùng da mỏng và yếu thường dễ bị đứt gãy mô liên kết dưới da nhiều nhất như:

  • Mông.
  • Đùi và chân.
  • Ngực.
  • Bụng dưới.
  • Cánh tay.
  • Bị rạn da ở đầu gối

Tại sao bị rạn da?

Nguyên nhân rạn da do đâu là thắc mắc của không ít người bệnh. Theo các chuyên gia da liễu, rạn nứt da bởi các yếu tố như:

Rạn da do mang thai

Bà bẫu dễ bị rạn da do sự phát triển về trọng lượng cơ thể và thai nhi

Bà bẫu dễ bị rạn da do sự phát triển về trọng lượng cơ thể và thai nhi

Rạn da ở vùng ngực, đùi, bụng là tình trạng chung của hầu hết chị em phụ nữ thời kỳ mang thai. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ bị tăng kích thước quá nhanh đặc biệt ở vùng bụng khiến các sợi đàn hồi giữ collagen và elastin bị đứt gãy dẫn tới hiện tượng tạo thành vết rạn da.

Tăng cân quá nhanh

Sự gia tăng đột ngột về trọng lượng cơ thể khiến cho tế bào da không kịp thích nghi giãn nở kịp gây ra tình trạng làm vỡ mô liên kết dưới tế bào da gây ra hiện tượng rạn nứt da.

Do vậy thì

Nam và nữ ở giai đoạn dậy thì dễ bị rạn da ở vùng đùi và cánh tay vì lúc này cơ thể có sự thay đổi nhiều về trọng lượng dẫn tới ra bị rạn nứt.

Sử dụng thuốc Corticosteroid

Theo các chuyên gia thuốc Corticosteroid có thể gây ra những tác dụng phụ như teo da, làm giãn mạch, da rạn nứt, thâm sạm,…. Bởi thuốc này có tác động gây rối loạn tuyến thượng thận ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen trong tế bào da.

Thuốc Corticosteroid có thể gây tác dụng phụ rạn da

Thuốc Corticosteroid có thể gây tác dụng phụ rạn da

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rạn da như di truyền, mắc hội chứng Cushing, sử dụng kem chứa corticoid trong thời gian dài,…..

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh rạn da sớm nhất

Các vết rạn da to, dài, ngắn hay nhỏ ở mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ nặng và thời gian. Tuy nhiên, thông thường khi da bị rạn sẽ có những biểu hiện chung như sau:

  • Vết rạn có vệt kéo dài hoặc đường kẻ lõm bên trong và chúng không đều nhau.
  • Những đường rạn da màu tím, trắng, hồng, đổ đen, xanh, thậm chí có cả màu đen nếu đó là rạn da lâu năm.
  • Các đường rạn da thường bị mờ hơn nếu soi chiếu dưới ánh đèn.
  • Khi bệnh nặng, vết rạn sẽ kéo dài bao phủ rộng trên cơ thể.

Bị rạn da có nguy hiểm không và xử lý như thế nào?

Rạn da là hiện tượng không gây cảm giác đau rát, cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe, đồng thời đây cũng không phải bệnh lý. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây tác động xấu tới tâm lý. Nhiều người, đặc biệt ở phái đẹp, họ luôn cảm thấy mặc cảm, khó chịu, không hài lòng về thẩm mỹ trên da của mình.

Vậy bị rạn da phải làm sao? Các bạn nên tới bệnh viện da liễu để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh là gì để có hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, có một số phương pháp điều trị rạn da được nhiều người áp dụng như:

Mẹo chữa rạn da dân gian

Cách mẹo trị rạn da dân gian đã xuất hiện từ lâu cho tới nay những phương pháp tự nhiên này vẫn được nhiều người áp dụng và đánh giá mang lại hiệu quả cao. Các bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu mè, dầu oliu, nha đam,… thoa lên vùng da bị rạn mỗi ngày 2 – 3 lần kết hợp massage nhẹ nhàng sẽ giúp làm mờ vết rạn nhanh chóng.

Dầu dừa chữa rạn da hiệu quả, an toàn với mọi đối tượng

Dầu dừa chữa rạn da hiệu quả, an toàn với mọi đối tượng

Cách này phù hợp với mọi đối tượng kể cả phụ nữ thời kỳ sinh nở, tuy nhiên cần phải áp dụng trong thời gian dài và hợp cơ địa mới mang lại kết quả như ý.

Trị rạn da bằng kem bôi

Sử dụng kem bôi trị rạn da là một phương pháp làm đẹp đơn giản, tiết kiệm thời gian. Các loại kem bôi như Tretinoin có khả năng giúp bổ sung collagen, tăng cường mô liên kết phục hồi và đàn hồi hơn từ đó có thể xóa mờ các vết rạn sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên cách này chỉ hợp với những người mới bị rạn da, tránh dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

Áp dụng phương pháp hiện đại

Trong trường hợp bạn bị rạn da lâu năm, vết rạn lớn và nhiều không thể điều trị bằng thuốc có thể áp dụng các phương pháp hiện đại để kích thích tăng trưởng collagen tạo liên kết các mô.

Bắn laser là công nghệ trị rạn da hiện đại, hiệu quả cao

Bắn laser là công nghệ trị rạn da hiện đại, hiệu quả cao

Một số phương pháp như:

  • Liệu pháp laser nhuộm màu tia dạng xung.
  • Công nghệ Fractional Photothermolysis.
  • Phương pháp sử dụng chùm tinh thể.
  • Bắn Laser excimer.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ.

Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên không phù hợp với phụ nữ thời kỳ mang thai, cho con bú; đồng thời chi phí thực hiện cao nên không phải ai cũng có đủ điều kiện để áp dụng.

Các phòng tránh rạn da đơn giản hiệu quả

Hiện tượng rạn da hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để bảo vệ thẩm mỹ cho làn da, giúp bạn tự tin về vóc dáng của mình thì hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa rạn da bằng cách như:

– Duy trì cân nặng phù hợp, tránh tăng cân hoặc giảm cân quá mức, đột ngột. Ngay cả khi phụ nữ mang thai cũng không nên để trong lượng cơ thể tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để duy trì độ ẩm cần thiết cho da, chống tình trạng lão hóa gây rạn da.

– Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giúp kích thích quá trình sản sinh collagen, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào da như trái cây tươi, rau xanh, thịt đỏ, các loại hạt,…

Tăng cường ăn trái cây giúp phòng ngừa rạn da
Tăng cường ăn trái cây giúp phòng ngừa rạn da

– Bổ sung Collagen để giúp củng độ độ đàn hồi của các mô liên kết. Các bạn nên tham khảo bác sĩ về liều lượng để giúp an toàn và hiệu quả nhất cho từng đối tượng.

– Mỗi ngày uống đủ 2l nước sẽ giúp tăng cường độ ẩm tự nhiên từ bên trong da, phòng ngừa tình trạng rạn da. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống nước lọc và trái cây, tránh dùng cafe, rượu, bia,…

– Tập thể giúp sẽ giúp bạn có cơ thể săn chắc, tăng cường tuần hoàn máu dưới da từ đó hạn chế những tổn thương ở tế bào da, phòng ngừa rạn nứt da.

Như vậy có thể thấy rằng, rạn da là hiện tượng không hề gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng nó lại trở thành nỗi lo lắng của không ít người đặc biệt ở phái đẹp. Với phụ nữ vẻ đẹp của làn da rất quan trọng giúp mang lại tự tin, quyến rũ, quý phái; nên bề mặt da xuất hiện vết rạn sẽ khiến họ cảm thấy tự ti, e ngại. Hy vọng với thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về rạn da, mức độ nguy hiểm từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo