Phương pháp chữa bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học
Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học là phương pháp được áp dụng đối với các trường hợp bị vảy nến mãn tính, các trường hợp nặng mà thuốc thông thường không có tác dụng. Cùng tìm hiểu 1 số loại thuốc sinh học trị vảy nến thường được bác sĩ chỉ định cũng như ưu nhược điểm của phương pháp này qua bài viết sau.
>> Trị bệnh vảy nến bằng Đông y an toàn, hiệu quả
>> 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay
Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định một vài phương pháp điều trị như sử dụng thuốc bôi tại chỗ, bôi toàn thân hoặc uống thuốc kháng sinh… Nếu như các loại thuốc đó không có hiệu quả, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn một vài loại thuốc sinh học trị vảy nến.
Các loại thuốc khác có thể được bào chế từ thảo dược hoặc hóa chất nhưng thuốc sinh học thì được làm từ protein. Mục tiêu nó nhắm đến là phản ứng miễn dịch dẫn đến sự gia tăng nhanh tế bào da – nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến.
Một số loại thuốc sinh học trị vảy nến được dùng hiện nay
Một số loại thuốc sinh học thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp vảy nến bao gồm:
- Adalimumab (Humira)
- Brodalumab (Siliq)
- Etanercept (Enbrel)
- Golimumab (Simponi)
- Infliximab (Remicade)
- Ixekizumab (Taltz)
- Secukinumab (Cosentyx)
- Ustekinumab (Stelara)
Có rất nhiều loại thuốc sinh học trị vảy nến
Ưu điểm của phương pháp điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học
Sử dụng thuốc sinh học là phương pháp điều trị vảy nến có hiệu lực nhanh nhất.
Đồng thời thuốc sinh học thường được áp dụng điều trị ở những trường hợp bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Nhược điểm của thuốc sinh học trị vảy nến
Các loại thuốc sinh học trị vảy nến có 2 nhược điểm chính:
- Thuốc sinh học khá đắt tiền. Tùy thuộc vào loại thuốc và liều lượng, bạn có thể mất khoảng 10.000 đến 30.000 $ một năm (tương đương 200 – 700 triệu đồng/ năm).
- Các thuốc sinh học sẽ ngăn chặn hệ thống miễn dịch. Điều đó có nghĩa là chúng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm, tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác
Thuốc sinh học trị vảy nến có nhiều nhược điểm đáng lưu ý
Có nên chữa bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học?
Ông Mark Lebwohl, MD, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Bệnh vảy nến cho biết: Trước khi sử dụng thuốc sinh học để trị bệnh vảy nến, cần cân nhắc 2 yếu tố:
- Bệnh vảy nến của bạn ở mức độ nào
- Tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn
Bệnh vảy nến của bạn ở mức độ nào thì mới nên dùng thuốc sinh học?
Các bác sĩ cho biết, bạn chỉ nên dùng thuốc sinh học khi bệnh vảy nến ở mức độ trung bình đến nặng.
- Mức độ trung bình: 3 – 10 % cơ thể bị bao phủ bởi các lớp vảy nến, mẩn đỏ
- Mức độ nặng: Hơn 10% cơ thể bị vảy nến tấn công
Nếu bạn chỉ bị vảy nến ở mức độ nhẹ mà đã muốn sử dụng các loại thuốc sinh học thì rất dễ bị “dính” các tác dụng phụ không mong muốn.
Tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào thì mới nên dùng thuốc sinh học?
Nếu như tiền sử bệnh của bạn mắc các chứng bệnh và triệu chứng sau thì không nên sử dụng thuốc sinh học:
- Từng bị nhiễm trùng bởi bệnh lao
- Từng bị ung thư
- Hệ miễn dịch yếu do HIV hoặc ung thư
Thuốc sinh học chỉ nên sử dụng cho các trường hợp vảy nến nặng
Tác dụng phụ của thuốc sinh học trị vảy nến
Các thuốc sinh học có thể làm tái phát một số bệnh mãn tính đã suy giảm
Ngoài ra, vì các chất sinh học làm giảm hệ thống miễn dịch nên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Thuốc sinh học là một loại thuốc mang lại tác dụng điều trị bệnh vẩy nến tương đối hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng mang lại rất nhiều các tác dụng phụ gây nguy hại cho cơ thể.
Nếu muốn điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học, người bệnh cần hết sức cân nhắc và phải được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn cao trước khi áp dụng điều trị. Cần phải làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để điều trị một cách cẩn thận. Hãy đi khám lại thường xuyên để đảm bảo việc điều trị của bạn vẫn còn hiệu quả.
Thông tin hữu ích: 6 Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!