Trẻ bị rôm sảy: Mẹ nên và không nên làm gì?

Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, và vệ sinh kỹ lưỡng đúng cách nếu không muốn gặp phải những biến chứng đáng tiếc da. Để chăm sóc thật tốt trẻ, có một số việc mẹ nên và không nên làm. Vậy đó là những việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đấy nhé!

>>> Trẻ bị rôm sảy ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị

>>> Trẻ bị rôm sảy ở mặt: Trị ngay bằng các cách tự nhiên an toàn, hiệu quả

Do còn nhỏ nên da của trẻ vô cùng nhạy cảm, gặp thời tiết nóng bức sẽ rất dễ mắc các bệnh về da liễu, đặc biệt là rôm sảy, khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và không buồn ăn uống. Những lúc này, việc chăm sóc đúng cách của mẹ sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi rôm sảy cho trẻ!

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy?

Hầu hết trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Ở trẻ làn da mỏng và tương đối nhạy cảm kết hợp với các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh khiến mồ hôi khó thoát ra ngoài, thêm vào đó gặp phải bụi bẩn, vi khuẩn,… nên bị tắc lỗ chân lông, dẫn đến nổi rôm.

rôm sảy

  • Trẻ thường xuất hiện rôm sẩy vào mùa nóng nhưng đôi khi mùa lạnh trẻ cũng bị nổi rôm sẩy do cha mẹ ép trẻ  mặc quần áo quá nóng.
  • Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi;
  • Khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm;
  • Do vận động cơ thể chạy nhảy nô đùa với cường độ cao;
  • Mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí;
  • Do vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Đa phần trẻ bị rôm sảy, các nốt rôm sẽ tự lặn sau một thời gian và không gây tác hại gì cho sức khoẻ trẻ. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da xây xát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Rôm sảy mọc chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Một vài trường hợp đặc biệt, trẻ bị rôm sảy cả ở mặt. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

Mẹ nên làm và không nên làm gì khi trẻ bị rôm sảy?

Để trẻ mau khỏi bệnh, hết ngứa ngáy, mẹ nên chú ý làm và không làm những điều sau khi trẻ bị rôm sảy:

Những việc mẹ nên làm!

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

cắt móng tay

Nếu trẻ bị rôm sảy thông thường, không nhất thiết phải được điều trị bằng thuốc. Trẻ có thể tự khỏi nếu mẹ thường xuyên tắm rửa và giữ thân thể cho trẻ luôn khô ráo. Chú ý lau kỹ những vùng da có nếp gấp như bẹn, đùi, nách. Với quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi phóng nơi có ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn, không phơi ở nơi có nhiều khói bụi. Ngoài ra, cắt hết móng tay, móng chân của trẻ nếu dài để tránh trường hợp trẻ ngứa nên vươn tay gãu gây trầy xước, nhiễm trùng da.

  • Mẹ phải đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho trẻ

Kinh nghiệm dân gian đã cho ra đời nhiều bài thuốc từ thiên nhiên điều trị rôm sảy rất hữu hiệu. Các mẹ có thể dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh, lá tía tô… để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng các loại lá này phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối hoặc thuốc tím trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí không chết sau khi đun nấu.

Ngoài ra, các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ. Đồng thời, mẹ nên tắm sạch cho trẻ lại bằng sữa tắm sau khi tắm lá do các loại lá không thể hòa tan được chất nhờn trên da, và để đề đề phòng lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.

  • Dùng Vitamin C

vitamin c

Vitamin C có thể hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào da và làm dịu các sang thương. Do đó, mẹ có thể cho bé uống thêm nước cam, nước bưởi, nước ép kiwi bên cạnh việc bổ sung nước lọc đầy đủ để hỗ trợ điều trị trẻ bị rôm sảy đạt hiệu quả cao.

  • Phòng ngừa rôm sảy tái phát

Cách tốt nhất để đối phó với rôm sảy là việc phòng ngừa tái phát. Nên cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng mát, có không khí điều hòa tốt. Lau khô mình trẻ mỗi lúc trẻ ra mồ hôi và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Mẹ nên chườm lạnh hoặc dùng khăn lạnh lau người bé khoảng 4 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra, khi ra ngoài, mẹ cần chống nắng cho trẻ, cho trẻ đôi mũ rộng vành và bôi kem chống nắng

  • Cẩn trọng khi chọn phấn rôm

Nếu bôi phấn rôm cho trẻ, mẹ cần chọn phấn rôm đảm bảo chất lượng. Việc thoa, chấm phấn rôm lên vùng da bị rôm sảy sau khi tắm sẽ làm dịu cơn ngứa của bé, góp phần điều trị hiệu quả tình trạng rôm sẩy. Tuy nhiên, do trên thị trường có rất nhiều loại phấn rôm với thành phần, liều lượng, nhãn mác khác nhau, nên các mẹ cần cân nhắc chọn những sản phẩm tốt, có thương hiệu và uy tín rõ ràng để tránh gây “tác dụng ngược” cho bé như làm bé bị dị ứng, bị viêm da,…

Những việc mẹ không nên làm!

  • Không nên massage cho trẻ

Massage rất tốt, tuy nhiên khi trời nóng bức, trẻ lại đang bị rôm sảy thì việc massage với các loại dầu dừa, dầu oliu,… chỉ khiến trẻ bị rôm sảy thêm.

  • Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc

chanh

Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao. Nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, không nên dùng quá nhiều mà cần phải để ý tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé. Với việc nấu nước lá, các mẹ cũng không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.

  • Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ

Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ, việc tắm nước lá dù đã qua đun nấu cũng có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng không ngờ.

Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho trẻ bị rôm sảy tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.

  • Không nên bôi phấn rôm ở nơi có nhiều gió

phấn rôm

Bôi phấn rôm ở nơi có nhiều gió có thể khiến tránh rôm bay vào mũi, miệng và vùng kín của trẻ. Nếu trẻ hít phải phấn rôm có thể mắc phải các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, nôn, phù phổi. Nếu phấn rôm bay vào vùng kín như âm hộ của bé gái có thể gây ra u ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Mẹ tuyệt đối không bôi vào vùng kín, vùng gần mặt, mắt, vùng hăm và phải đặt xa tầm tay của trẻ!

  • Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài …, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc giữ con lại ở nhà tự điều trị, vì có thể làm bệnh nặng thêm, chưa kể các biến chứng có thể gây ra cho bé.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp ích cho mẹ trong việc điều trị rôm sảy cho trẻ nhé!

Tham khảo ngay bài viết hữu ích: Cách trị rôm sảy cho bé nhanh chóng, hiệu quả mẹ không còn lo lắng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo