6 Nguyên nhân dị ứng da không ngờ bất cứ ai cũng có thể mắc phải

Nguyên nhân dị ứng da có thể là những nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ gây ra các triệu chứng và mức độ, tình trạng khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để cho hiệu quả tốt nhất.

>> 7 Triệu chứng dị ứng thường gặp khi có dấu hiệu bệnh nguy hiểm

>> 2 Nhóm thuốc trị dị ứng da hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Cơ chế của phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng là chuỗi các hiện tượng phức tạp, liên quân đến nhiều thành phần tế bào, chất hóa học và các mô toàn cơ thể. Thực chất đây là hậu quả của các sự kiện xảy ra trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong đó, hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại những dị nguyên (chất gây kích thích đáp ứng của cơ thể). Ở những người cơ địa dị ứng có một loại kháng thể là IgE (immunoglobulin E), khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, hàng loại phản ứng xảy ra và sản xuất ra kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên đó.

IgE này đi tới gắn vào bề mặt của tế bào mast và chờ dị nguyên đặc hiệu của chúng.

Trong quá trình sống, bất cứ ai cũng có thể dị ứng tiếp xúc dần với các dị nguyên mà họ nhạy cảm. Các dị nguyên này bị IgE bắt giữ rồi kết hợp lại thành tổ kháng thể gọi là kháng nguyên. Tổ hợp này kích thích tế bào mast giải phóng ra histamine và các chất trung gian hóa học khác gây nên các phản ứng dị ứng.

6 nguyên nhân gây bệnh dị ứng hàng đầu

1. Dị ứng tiếp xúc với chất hữu cơ, hóa học

  • Mỹ phẩm
  • Son
  • Phấn
  • Nước hoa
  • Thuốc nhuộm tóc
  • Chất bảo quản thực phẩm.

2. Do thức ăn

Có rất nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật gây dị ứng, ngay cả thức ăn lành nhất nếu xâm nhập vào người có cơ địa dị ứng với chất đó.

Tuy nhiên, một số thức ăn thường gây dị ứng gồm:

  • Trứng
  • Sữa
  • Cá biển
  • Tôm cua
  • Ốc
  • Phô mai
  • Đồ hộp
  • Mắm
  • Tương
  • Chao
  • Sô-cô-la
  • Đồ uống lên men (bia, rượu)
  • Cà chua…

3. Do thuốc

Tất cả các đường vào của thuốc bao gồm uống, tiêm, đặt đều có thể gây dị ứng. Trong đó một số nhóm thuốc dễ gây dị ứng gồm:

  • Nhóm bêta-lactam.
  • Nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid.
  • Các vitamin
  • Vắc-xin
  • Huyết thanh
  • Thuốc chống sốt rét
  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason, các kháng histamin tổng hợp nhƣ clarytin, theralen…cũng gây mày đay.

4. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết không chỉ đơn thuần là dị ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường bên ngoài mà còn là sự liên kết của các triệu chứng xảy ra trên cơ thể với kháng nguyên theo thời tiết. Một vài nguyên nhân phổ biến liên quan đến thời tiết có thể gây dị ứng gồm:

    • Thời tiết khô hanh, nhiều gió
    • Có mưa, ẩm ướt
    • Không khí lạnh
    • Không khí nóng bức
    • Chuyển mùa

5. Do nọc độc

Dị ứng do côn trùng cắn xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt. Bao gồm các loại côn trùng như:

  • Muỗi
  • Mòng
  • Bọ chét
  • Ong
  • Kiến
  • Sâu bọ

6. Do tác nhân đường hô hấp (hít)

  • Rơm rạ
  • Phấn hoa
  • Bụi nhà
  • Bụi kho
  • Lông vũ
  • Khói thuốc
  • Men mốc.

Các yếu tố nguy cơ dị ứng – Đối tượng dễ dị ứng

  • Di truyền

Tiền sử gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong tiến triển bệnh dị ứng. Nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng thì nguy cơ con tiến triển bệnh dị ứng khoảng 30-40%. Nếu cả bố vè mẹ đều mắc bệnh dị ứng thì tỷ lệ con cái mắc bệnh là 60-70%.

  • Độ tuổi

Dị ứng, phổ biến là dị ứng thức ăn thường xảy ra ở trẻ dưới tuổi do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể ít có khả năng hấp thu các thành phần gây dị ứng.

  • Giới tính

Phụ nữ thường bị các bệnh dị ứng liên quan đến tiếp xúc như dị ứng mỹ phẩm thì nam giới thường bị dị ứng do đường tiêu hóa như ăn uống, sử dụng chất kích thích.

  • Nghề nghiệp

Những người làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất thường bị các bệnh về dị ứng nhiều hơn.

Cách phòng tránh dị ứng

Dựa trên những nguyên nhân trên chúng ta cũng đã có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm phòng tránh như sau:

  • Không lạm dụng, tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc mỹ phẩm, hóa chất độc hạị.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, bôi thuốc chống côn trùng và tạo thói quen ngủ màn đặc biệt là vào mùa mưa.
  • Đảm bảo mặc ấm khi trời chuyển lạnh và thoáng mát khi trời nóng bức.
  • Thận trọng khi ăn thực phẩm lạ, chú ý theo dõi chế độ ăn để loại trừ thực phẩm gây dị ứng.
  • Tăng cường hễ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm Video Cảnh báo dị ứng nặng do tự dùng thuốc:

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng da gây do vậy việc điều trị bệnh dị ứng cũng rất khó khăn nếu không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, nếu nằm trong nhóm những đối tượng có nguy cơ dị ứng hãy thận trọng với bất cứ dị nguyên nào.

Xem ngay: Cách trị dị ứng: 3 nguyên tắc cần tuân thủ để cho hiệu quả tốt nhất

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo