Ngứa da là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Mặc dù ngứa da đa phần là lành tính, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về ngứa da, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

>>> Cắt nhanh cơn ngứa da với 5 loại nguyên liệu từ thiên nhiên này!

Hiện tượng ngứa da

Ngứa thực chất là triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng ngứa. Đây là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính. Hầu như không di truyền trừ ngứa do bệnh eczema, và không lây trừ ngứa do ghẻ.

Hiện tượng ngứa da

Hiện tượng ngứa da khiến bạn liên tục phải gãi.

Bản chất của ngứa là do một chất được tiết ra trong những chất dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi chất histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó xa lạ với cơ thể chất này sẽ kết hợp với các mút tận cùng của thần kinh trên những thủ thể đặc biệt.

Theo thống kê của bệnh viện Da liễu, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số, trong đó triệu chứng mề đay dị ứng thời tiết gây nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân. Không dễ loại bỏ các biểu hiện mề đay, nó sẽ đeo bám người bệnh dai dẳng gây ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi và chán nản.

Khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó hoặc dị ứng một dị nguyên lạ thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin và sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và mút tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên cảm giác ngứa.

Nổi mẩn ngứa sẽ xuất hiện ngay tại vùng da bị kích thích gây nổi sẩn, với kích thước khác nhau, thậm chí thành mảng lớn hoặc sẩn mề đay.

Phân loại các nhóm bệnh ngứa da

Ngứa được chia làm 2 loại:

Có 2 dạng ngứa da thường gặp

Có 2 dạng ngứa da thường gặp

– Ngứa khu trú (ngứa từng vùng):

Đây là biểu hiện của những bệnh ngoài da cục bộ.

Điển hình như:

  • Viêm da tiết bã (gây ngứa tại hai má, chân mày).
  • Viêm nang lông (ngứa da đầu, vùng có lông).
  • Côn trùng đốt…

– Ngứa toàn thân:

Là biểu hiện của bệnh nội khoa hoặc những bệnh da ngứa toàn thân…

Điển hình như:

  • Chàm thể tạng
  • Bệnh ghẻ

Những nguyên nhân gây ngứa da

Theo các nghiên cứu khoa học, ngứa da là biểu hiện đặc trưng của một số loại bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

# Bệnh thận: Thận có vai trò quan trọng trong việc lọc độc tố từ máu và thải ra ngoài. Nếu như bộ phận này gặp vấn đề, bạn có thể gặp tình trạng ngứa ngáy ngoài da.

# Bệnh gan: Cũng như thận, gan là cơ quan lọc độc tố, khi gan mắc bệnh, độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể và phát ra bên ngoài thông qua các vết mẩn ngứa.

# Bệnh về cột sống: Nếu bạn bị ngứa tại khu vực cột sống hay nổi những nốt đỏ dưới da không ngứa, có khả năng bạn đã mắc bệnh về cột sống.

Bệnh về gan thường gây ra tình trạng ngứa da

Bệnh về gan thường gây ra tình trạng ngứa da.

# Bệnh tiêu chảy mỡ: Những cơn ngứa dữ dội xuất hiện cùng những nốt mụn nước đỏ ở đầu gối, khuỷu tay, mông…, hãy nghĩ tới nguy cơ bạn bị bệnh tiêu chảy mỡ (Celiac).

# Bệnh tuyến giáp: Bị suy giáp (nhược giáp) hoặc cường giáp khiến hormone trong cơ thể mất cân bằng cũng có thể gây ngứa da.

# U lympho: Đây là một loại ung thư máu gây ảnh hưởng tới các hạch bạch huyết của cơ thể. Khi mắc căn bệnh này, bạn sẽ thấy xuất hiện các cơn ngứa do các tế bào da bị viêm.

# Tình trạng mãn kinh: Mãn kinh là một hiện tượng tự nhiên ở nữ giới. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số biểu hiện khó chịu, trong đó có biểu hiện ngứa da vì lượng nội tiết cơ thể bị thay đổi.

# Da khô: Có thể do thay đổi thời tiết, ngồi điều hòa nhiều, sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa hoặc mắc các bệnh lý rối loạn về da.

# Rối loạn thần kinh: Rối loạn thần kinh do bệnh tiểu đường, thần kinh bị chèn ép, đa cơ cứng, bệnh zona,… đều gây ra tình trạng ngứa da khó chịu.

# Dị ứng, kích ứng, phản ứng kích thích: Do sử dụng mỹ phẩm, xà phòng, quần áo,… khiến da bị kích ứng.

# Dùng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau,… cũng gây ra ngứa da.

# Mang thai: Tình trạng ngứa da ở phụ nữ mang thai rất phổ biến, xuất hiện chủ yếu là đùi, ngực, bụng, cánh tay.

nguyên nhân gây ngứa da
Hiểu rõ, xác định được nguyên nhân gây ngứa da giúp ích rất nhiều trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân bị ngứa ngoài da có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, mọi người cần lưu ý.

Biến chứng của bệnh ngứa da

Ngứa da là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên bị xem nhẹ, tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân bị ngứa, gãi nhiều gây trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng mưng mủ, thậm chí để lại sẹo sau khi lành. Gãi quá nhiều cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa do đưa vi khuẩn, nấm vào các lớp da.

Chưa kể, ngứa nhiều gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều.

Ngứa da có thể xuất hiện độc lập, nhưng cũng có thể kèm các triệu chứng khác như chảy nước mũi, hắt hơi, ban đỏ là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh về máu, thận,….

Xem video Những bệnh gây ngứa và cách phòng, điều trị:

Các cách trị ngứa da hiệu quả, nhanh chóng

Với các triệu chứng ngứa ngắn ngày, xác định rõ nguyên nhân như côn trùng cắn, bệnh nhân có thể tự điều trị. Nếu trong trường hợp ngứa dài ngày, tái phát nhiều lần, có hệ thống gia đình cần thăm khám cụ thể, làm xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra bệnh lý bên trong.

Việc điều trị ngứa da chỉ là làm giảm triệu chứng, trong trường hợp ngứa chưa rõ nguyên nhân bệnh nhân có thể xử lý tại nhà để cắt giảm cơn ngứa như sau:

Điều trị ngứa da bằng thuốc Tây y

Theo DS. Hà Thủy Phước, thuốc trị ngứa da cần đúng liều mới an toàn và có hiệu quả. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định gồm:

  • Calamin
  • Crotamiton
  • Thuốc kháng histamin, corticoid uống
  • Corticoid dùng ngoài.

Đây chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, diệt khuẩn,… dạng bôi và dạng viên uống. người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ tiến triển của bệnh và nguyên nhân gây bệnh ngứa ngoài da.

Ưu điểm: Thuốc dễ sử dụng, tiện lợi, mang lại hiểu quả nhanh chóng, tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh có thể cảm nhận được ngay sau khi dùng thuốc.

Nhược điểm: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn với sức khỏe. Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng nổi mẩn ngứa chứ không tác động vào nguồn gốc, căn nguyên của bệnh. Nếu lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây nhờn thuốc và khó điều trị bệnh sau này.

Mẹo chữa ngứa da

Chữa ngứa da bằng giấm táo

Có nhiều nguyên liệu, thảo dược có tác dụng điều trị ngứa da tốt. Trong đó phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh chóng, được nhiều người lựa chọn là bài thuốc trị ngứa da bằng giấm táo.

Theo Cổng thông tin Y khoa Univadis (Hoa Kỳ) cho biết, giấm táo chứa axit citric (loại axít tự nhiên) có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, từ đó phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh ngứa ngoài da. Ngoài ra, còn có tác dụng như một chất sát trùng, chống viêm, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

giấm táo trị ngứa da

Cách thực hiện: Cho 1ml giấm táo hòa cùng 10ml nước, sau đó dùng bông thấm vào dung dịch này rồi vỗ nhẹ lên khu vực ngứa. Nếu ngứa toàn thân có thể cho 1 cốc giấm táo đổ vào nước để tắm.

Trị ngứa da bằng cách chườm lạnh

Cách thực hiện: Đặt túi nước đá trong băng gạc sau đó chườm lên trên vùng da bị ngứa từ 5 – 10 phút hoặc lâu hơn cho đến khi hết ngứa.

chườm lạnh trị ngứa da

Dưỡng ẩm nếu da bị khô bằng những loại kem dưỡng ẩm phù hợp, dịu nhẹ. Tốt nhất là nên giữ kem dưỡng da trong tủ lạnh để bôi sẽ cảm thấy mát hơn, dễ chịu hơn.

Lưu ý: Không nên gãi mạnh vì gãi có thể gây tăng kích ứng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Trong y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc đông y, nam dược có tác dụng điều trị ngứa da rất tốt và an toàn. Thuốc sử dụng thành phần chính là các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giải độc, mát gan, đả thông kinh mạch, trị phong hàn,… Với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những bài thuốc kết hợp các loại thảo dược cho phù hợp.

Cách phòng bệnh ngứa da

Ngứa da do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được nhờ chế độ sinh hoạt và chăm sóc da hàng ngày. Chuyên trang sức khỏe HealthLine đưa ra một số lời khuyên để hạn chế cơn ngứa như sau:

  • Nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc bồn tắm với nước ấm. Không dùng nước nóng vì nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, cơn ngứa sẽ bùng phát mạnh hơn.
  • Dùng xà phòng độ kiềm thấp, không chứa hương liệu.
  • Sau khi tắm nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm ngay.
  • Nên mặc quần áo chất liệu cotton mềm, không nên mặc đồ len, da, chất liệu nilông.
  • Nên tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể như A, E, B16, …và luyện tập thể dục thể thao.
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Giảm căng thẳng, stress.

Lời khuyên

Ngứa da, bệnh da liễu thường không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhưng không được điều trị đúng cách, kịp thời cũng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Chưa kể đến, ngứa da cũng có thể tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm bên trong, vì thế khi điều trị tại nhà không khỏi, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Thông tin hữu ích: Cách trị ngứa da cho kết quả nhanh nhất, hiệu quả nhất

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo