Nên dùng loại kem trị viêm da nào an toàn và hiệu quả?

Kem trị viêm da có những loại nào, cách sử dụng ra sao? Là thắc mắc của nhiều người hiện nay, bởi còn lo lắng về những biến chứng nguy hiểm nếu dùng kem không đúng cách. Vậy hãy cùng tham khảo những tư vấn dưới đây nhé.

>> Cách điều trị viêm da cơ địa cho kết quả nhất hiện nay bạn nên thử

>> Cách trị viêm da dị ứng và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh

Viêm da là tình trạng da nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ, sần và khô ngứa khó chịu. Đây thực chất là phản ứng do tác động của môi trường, hóa chất, côn trùng, dị ứng thức ăn hoặc do các bệnh lý qua da. Kem trị viêm da có thể dạng bôi, uống hay tiêm… Tùy thuộc vào từng loại bệnh và tình trạng bệnh cụ thể như:

  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh viêm da cơ địa
  • Viêm da tiết bã (còn gọi là viêm da dầu)

Kem trị viêm da cơ địa

Dùng kem trị viêm da cơ địa giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng da bong tróc, ngứa và khô da. Bao gồm các sản phẩm như:

– Kem dưỡng ẩm da: Có thể nói đây là nước quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa, dưỡng ẩm da giúp giảm được tình trạng viêm, ngứa và khô da, phòng tránh bệnh tái phát. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dạng kem, mỡ và lotion như cream urea, vaselin… Sử dụng hiệu quả trong vòng 3 phút, sau khi tắm tại vùng da bị khô giúp dưỡng ẩm hiệu quả.

Kem trị viêm da cơ địa

Dùng kem trị viêm da cơ địa giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng da bong tróc, ngứa và khô da.

Bên cạnh dùng các loại kem trị viêm da ở trên, bạn có thể kết hợp với dùng các loại thuốc kháng sinh như:

– Thuốc kháng histamin đường uống: Tác dụng chống ngứa ngáy, đối với tình trạng viêm da cơ địa thường được khuyên sử dụng thuốc kháng histamin I với thế hệ cũ và mới. Thế hệ 2 là các loại thuốc như: Certirizin, fexofenadin, loratadin… Dùng kháng sinh histamin vào ban đêm để đạt hiệu quả nhanh.

– Thuốc kháng sinh: Được khuyến cáo trong trường hợp viêm da cơ địa nhiễm khuẩn. Một số thuốc kháng sinh được bôi như neomycin, fucidin, mupirocin… hoặc uống như oxacillin, cloxacillin, cephalexin…

– Thuốc Corticosteroid: Công dụng giảm viêm nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh không nên sử dụng lâu ngày mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Kem trị viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu)

Kem trị viêm da tiết bã nhờn giúp chống viêm, nấm và bạt sừng và được chia thành 3 nhóm như:

– Thuốc chống viêm: Dầu gội có chứa corticoid, kem bôi tại chỗ có chứa fluocinolon, betamethason, desonid hoặc chất gây ức chế calcineurin.

Dùng kem trị viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu)

Kem trị viêm da tiết bã nhờn giúp chống viêm, nấm và bạt sừng.

– Thuốc chống nấm: Dùng dầu gội Selenium Sulfid hoặc dầu gội có chứa ketoconazol.

– Chất làm tiêu sừng: Pyrithion – zin, Acid salicylic.

Kem trị viêm da do tiếp xúc

Điều trị viêm da tiếp xúc được chia thành các loại như:

– Thuốc chống viêm corticoid: Căn cứ vào mức độ của bệnh corticoid được dùng dưới dạng uống, bôi ngoài da hay tiêm. Như các bệnh viêm da khác, corticoid được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và giảm dần, tuyệt đối không được lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

– Thuốc kháng histamin: Với tình trạng viêm da do tiếp xúc có thể dùng thuốc kháng sinh histamin kết hợp thế hệ I và thế hệ II.

Kem trị viêm da do tiếp xúc

Kem trị viêm da do tiếp xúc. 

– Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ trong trường hợp da bị nhiễm khuẩn, những trường hợp bệnh nặng cần được chỉ định dùng kháng sinh dạng tiêm hoặc uống.

– Dùng các loại dung dịch sát khuẩn: Dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000 hay nước muối sinh lí 0,9% để rửa và tắm tại vùng da bị nhiễm khuẩn.

– Bổ sung các loại vitamin như: A, E, C và kẽm giúp da nhanh chóng được phục hồi.

Các lưu ý khi dùng kem trị viêm da

Trong quá trình dùng kem trị viêm da cần chú ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Dùng kem trị viêm da có nhiều loại khác nhau với dạng nồng độ khác nhau từ thấp tới cao. Nhất là thuốc corticoid gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách và lạm dụng như rạn da, teo da. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Khi dùng kem bôi, chỉ nên bôi vào vùng da bị tổn thương và tránh lây sang vùng da lành.
  • Tránh che phủ vùng tổn thương bằng cách băng bó, vì có thể khiến bệnh thêm nặng hơn. Tốt nhất nên làm theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Hạn chế gãi ngứa vì có thể gây ra những tổn thương như trầy xước, tình trạng viêm nhiễm thêm nặng hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm mồ hôi tốt.

Đa phần các trường hợp dùng kem trị viêm da đều sớm khắc phục được tình trạng bệnh, nếu như tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và phòng tránh được tác nhân gây bệnh.

Xem ngay: Cách trị viêm da: Các phương pháp điều trị được Bác Sĩ khuyên dùng

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo