Nấm da đùi là bệnh gì?

Nấm da đùi là bệnh gì?

Đùi là vị trí thường gặp của bệnh nấm da bởi đây là vùng kín – môi trường thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển.

Triệu chứng thường gặp ở nấm da đùi

– Ngứa và khó chịu ở vùng da bị nấm như nếp gấp da, bên trong đùi hoặc mông.

– Vùng da tổn thương của vòng phát ban khác biệt với vùng da lành. Thông thường có vảy, bướu trông như vết rộp. Phần trung tâm phát ban có thể có màu nâu đỏ.

Nguyên nhân gây nấm da đùi

Vi khuẩn nấm phát triển ở những môi trường nóng, ẩm, vì thế đùi là một trong những vị trí dễ tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển. Trong đó những yếu tố có nguy cơ gây bệnh nấm ở đùi gồm:

– Mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chưa giặt sạch như đồ lót, đồ thể thao.

– Dùng chung khăn tắm bị nhiễm nấm.

– Không tắm gội, vệ sinh sạch sẽ sau khi tập thể dục hoặc đổ mồ hôi nhiều sau khi làm việc nặng nhọc.

– Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh như ngủ chung giường, chung chăn gối, quần áo.

– Nhiễm nấm sống trên những bề mặt ẩm ướt như sàn nhà, phòng tắm công cộng, phòng thay quần áo.

– Tiếp xúc với những vật nuôi bị bệnh.

– Người bị béo phì, ngồi nhiều khiến các nếp gấp đùi tụ mồ hôi.

– Người bị rối loạn hệ miễn dịch.

Theo đó, đối tượng dễ mắc bệnh nấm da đùi thường là nam giới, vận động viên, người lao động chân tay. Đây là những đối tượng vận động nhiều, ra mồ hôi nhưng vệ sinh không kĩ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.

Bệnh nhân bị nấm da đùi sẽ được bác sĩ chẩn đoán nấm da dựa trên vị trí xuất hiện các vết ngứa và phát ban để có kết quả lâm sàng. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm vùng da bị nhiễm bệnh với bệnh phẩm thu được soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để tìm ra chính xác loại nấm đang tấn công. Các xét nghiệm này thường rất nhanh, bệnh nhân không nên quá bận tâm về việc chờ đợi.

Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn tùy theo tình trạng bệnh như thuốc bôi kháng nấm tại chỗ hoặc thuốc uống toàn thân.

Với cách dùng thuốc bôi tại chỗ không cần kê đơn. Bệnh nhân nên rửa sạch phần da nổi mẩn bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi kem kháng nấm lên toàn bộ vùng da bị nấm và phát ban.

Các loại thuốc không cần kê đơn như kem chống nấm, thuốc bột có chứa terbinafine, miconazole hay clotrimazole

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo