Tổng quan bệnh nấm da chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nấm da chân- Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Cách chữa nấm da chân:

Nếu da có những dấu hiệu của của bệnh da liễu, bạn có thể bôi một trong các loại thuốc kháng nấm như: Terbinafine, Clotrimazole, Miconazole. Bôi kem chống nấm giữa các ngón và lòng bàn chân ít nhất 2 tuần.

Nếu sau 2 tuần bôi kem chống nấm mà vẫn không cải thiện hoặc ngứa dữ dội hoặc dau thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn. Bên cạnh đó, nếu có mụn nước, mụn mủ, loét ở bàn chân thì cũng cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Một số loại kem chống nấm có tác dụng mạnh nhưng cần được bác sĩ kê toa như: econazole, oxiconazole, ciclopirox, ketoconazole, naftifine, sulconazole hoặc butenafine. Một số thuốc khác có thể xem xét và dùng như:

– Hợp chất có chứa ure, acid lactic hoặc axit salicylic để giúp điều trị vảy, sừng làm cho các loại kem chống nẫm dễ xâm nhập vào da và phát huy tác dụng của thuốc.

– Dung dịch chưa nhôm clorua giúp làm giảm tiết mồ hôi ở bàn chân

– Kem kháng sinh nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn

– Kháng histamin dùng để chống ngứa.

Nếu dùng thuốc bôi để trị bệnh không hiệu quả thì chuyển sang dùng thuốc uống từ 3- 4 tuần, các loại thuốc uống như: Terbinafine, Itraconazole, Grisaofulvin, Fluconazole, Ketoconazole.

Sau khi sử dụng thuốc cơn ngứa sẽ dứt rất nhanh, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, thuốc tây thường để lại nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nếu sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt là thuốc có thành phần Corticosteroid nếu sử dụng nhiều có thể làm mòn da.

Phòng bệnh nấm da chân

Ngoài ra, cố giữ cho bàn chân luôn khô nhằm tạo môi trường tiêu diệt các loại nấm  không thể sống và phát triển được):

– Rửa chân gàng ngày và cẩn thận lau khô, có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô chân.

– Dùng khăn riêng cho đôi chân và không dùng chung khăn với bất cứ ai

– Mang tất (vớ) làm bằng bông hoặc len và thay một hoặc hay lần một ngày, thậm chí thường xuyên hơn nếu chúng bị ẩm ướt.

– Tránh đi những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su hoạc nhựa vinyl

– Mang dép càng nhiều càng tốt cho người bị bệnh da liễu ở chân

– Bôi bột chống nấm vào chân và bên trong giày mỗi ngày

– Mang giày dép bảo vệ trong phòng thay đồ, đồ bơi hay phòng tắm công cộng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo