Mọc mụn cóc trên mặt nguyên nhân do đâu? Những ai thường bị mụn cóc?

Mụn cóc trên mặt là tình trạng bệnh về da nhiều người gặp phải, tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu không điều trị tốt các nốt mụn sẽ lây lan nhanh chóng. Do đó, cần sớm nhận biết sự “xuất hiện” của những “đối tượng mụn” và có phương án ngăn ngừa sớm, tận gốc.

>> Mụn cóc ở chân và cách trị mụn cóc ở chân hiệu quả nhất

>> Nguyên nhân bị mụn cóc rất nhiều người mắc phải

Mụn cóc trên mặt là gì?

Mụn cóc trên mặt là nốt mụn bộc phát trên vùng da mặt gây mất thẩm mỹ. Mụn cóc trên mặt gây ra bởi virus human papillomavirus (HPV). Virus này đẩy nhanh sự phát triển của các tế bào bên ngoài da.

Virus mụn cóc có tính lây lan rộng, dễ truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc hoặc khi giặt chung quần áo hay dùng chung vật dụng cá nhân.

Mụn cóc trên mặt ban đầu có màu trùng với màu da nên khó phân biệt, đôi khi cũng có màu đen nâu hoặc xám đen, nốt mụn phẳng, mịn trên bề mặt da.

mụn cóc trên mặt, nguyên nhân

Mụn cóc trên mặt có thể lây truyền từ móng tay khi tiếp xúc với da mặt

Triệu chứng của mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt có nhiều dạng khác nhau và được xác định bởi hình dạng của nốt mụn.
Khi bị nổi mụn cóc trên mặt, bạn cần kiểm tra bàn tay để xem virus gây mụn có lây từ tay sang mặt hay không. Vì bàn tay dễ tiếp xúc, gãi ngứa và có thể là nguyên nhân gây mụn cóc trên mặt.

Mụn cóc thông thường trên mặt

Mụn cóc trên mặt dạng thường thấy chủ yếu lây truyền từ móng tay do sự tiếp xúc trên da mặt.

Mụn cóc thường có màu đen và chấm nhỏ, khi sờ vào cảm giác da sần sùi.

Mụn cóc phẳng trên mặt

Khác với mụn cóc thường, mụn cóc phẳng trên mặt có những đặc điểm sau:

Mụn có thể mọc ở bất kì vị trí nào. Đối với trẻ em thì nổi ở mặt, nam giới thường gặp ở khu vực cằm, mọc râu, phụ nữ dễ bị mụn cóc phẳng ở dưới chân.

Mụn cóc phẳng trên mặt ít sần sùi hơn nhưng có khuynh hướng nổi với số lượng lớn, từ 20 đến 100 hạt.

mụn cóc trên mặt, triệu chứng

Mụn cóc trên mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Nguyên nhân gây ra mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt gây ra bởi virus human papillomavirus (HPV). Thông thường, những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội tốt cho virus xâm nhập vào cơ thể và sinh mụn.

Mụn cóc dễ lây lan từ người sang người. Bạn có thể bị lây mụn cóc khi chạm vào nốt mụn của người khác hoặc đồ dùng của người bệnh.

Mụn cóc trên mặt có thời gian ủ bệnh lâu, mất khoảng vài tháng để nốt mụn phát triển kích thước và xuất hiện rõ trên da nên không phải ai cũng phát hiện sớm mụn cóc trên mặt.

Những ai thường bị mụn cóc trên mặt?

Mụn cóc trên mặt dễ gặp phải ở nhiều người. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ nhiễm virus mụn cóc hơn những người khác, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên
  • Những người cắn móng tay hay cắt tỉa móng gây ra trầy xước
  • Người có thói quen dùng tay chà xát hoặc tiếp xúc trên da mặt
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu

Mụn cóc trên mặt ở trẻ em có thể tự biến mất mà không cần dùng thuốc điều trị nếu như nốt mụn không gây đau nhức, khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, nhằm tránh để lại sẹo trên da, mẹ nên chăm sóc và dùng thuốc đúng cách cho trẻ.

Phòng tránh mụn cóc trên mặt như thế nào?

Để giảm nguy cơ mụn cóc trên mặt lây lan rộng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp phòng tránh như:

  • Không cắt tỉa hoặc cạo khu vực có nốt mụn nhằm tránh lây virus
  • Không sử dụng các dụng cụ cắt móng tay hay dao cạo đã từng sử trên nốt mụn để cắt tỉa vùng da lành.
  • Không tạo thói quen chà tay lên mặt, đặc biệt là gần vùng da có mụn.
  • Giữ bàn tay khô ráo, sạch sẽ vì virus gây mụn rất ưa điều kiện ẩm ướt.
  • Rửa tay cẩn thận sau khi thoa thuốc trị mụn hoặc chạm tay vào nốt mụn.
  • Nếu bạn bị mụn cóc trên mặt hãy dùng vật dụng riêng để không lây bệnh cho mọi người xung quanh.

mụn cóc trên mặt, phòng tránh

Phòng và trị mụn cóc bằng nguyên liệu từ gian bếp

Cách trị mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt có thể áp dụng điều trị theo những phương pháp đơn giản. Bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

Trị mụn cóc trên mặt với nước cốt chanh

Chanh là nguyên liệu phổ biến có tính sát khuẩn, giúp làm sạch da và điều trị mụn. Chất acid citric trong chanh có vitamin C, giúp dễ dàng lấy đi nhân mụn và tiêu diệt virus gây mụn cóc. Đồng thời, chanh giúp làn da mềm mại, cải thiện vết sần sùi.

Bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh thoa lên mặt từ 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn mụn cóc.

Nghiền tỏi làm mặt nạ trị mụn cóc

Ngoài nước cốt chanh, bạn cũng có thể dùng tỏi làm mặt nạ trị mụn cóc. Tỏi có tính kháng viêm và giúp nốt mụn nhanh chóng biến mất.

Bạn cần nghiền nhuyễn tỏi để làm mặt nạ. Thời gian đầu, tính ăn da của tỏi sẽ khiến mụn cóc phồng rộp lên. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đó là dấu hiệu cho thấy nốt mụn đã bị tác động, tình trạng này sẽ khỏi sau 1 tuần.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy chất allicin trong tỏi có đặc tính kháng virus, đặc biệt là loại virus Human Papilloma Virus (HPV) gây mụn cóc.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn cóc trên mặt đơn giản nhất. Hiểu rõ đặc tính mụn là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn điều trị thành công và khỏe mạnh.

Tìm hiểu ngay: Cách trị mụn cóc trên mặt an toàn, hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo