“Bỏ túi” những mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở hiệu quả tức thì
Những mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở sẽ giúp bạn đẩy lùi hàng loạt triệu chứng khó chịu do bệnh da liễu này gây ra. Được đúc kết và áp dụng từ lâu nay, kinh nghiệm dân gian chữa bệnh chốc lở là một phương pháp mà nhiều người bệnh đã sử dụng và cho thấy hiệu quả.
>>> Những bài thuốc Nam chữa bệnh chốc lở được nhiều người ca ngợi
>>> Chốc lở dùng thuốc gì? Những loại thuốc hiệu quả nhất hiện nay
Những mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở
Hành hoa kết hợp mật ong – mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở
Hành hoa là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Không chỉ có vậy, hành hoa kết hớp với mật ong còn là một vị thuốc có tác dụng trị bệnh chốc lở.
Người bệnh bị chốc lở nên chuẩn bị 3 cây hành hoa, rửa sạch và giã nát rồi trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị chốc lở và để trong 15-30 phút.
Dùng hành hoa chữa bệnh chốc lở.
Sau đó, vệ sinh sạch sẽ lại với nước, lau khô bằng khăn mềm. Duy trì thực hiện mẹo này trong 1 tuần, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện của chốc lở thuyên giảm.
Sài đất
Sài đất tắm cho trẻ nhỏ đã là kinh nghiệm được nhiều bậc phụ huynh truyền đạt với nhau. Sài đất còn được sử dụng trong mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở.
Theo đó, nếu bị chốc lở, bạn lấy một nắm lá sài đất, rửa sạch và nấu nước tắm hàng ngày. Vì sài đất là một loại cây mọc sát dưới đất, ở những nơi ẩm ướt nên bạn nên lưu ý rửa thật sạch trước khi sử dụng.
Lá đào
Lá đào có công dụng hữu hiệu trong điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có bệnh ghẻ và bệnh chốc lở.
Cũng như với sài đất, người bệnh chốc lở dùng lá đào để nấu nước tắm hàng ngày.
Lá tía tô
Tía tô là một loại lá quen thuộc trong đời sống người Việt với công dụng giải cảm, làm rau ăn kèm.
Loại lá này còn được sử dụng để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh chốc lở. Theo đó, bạn dùng một nắm lá tía tô, rửa sạch rồi đun lấy nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh.
Mẹo dùng tía tô chữa bệnh chốc lở.
Ngoài ra, người bệnh có thể giã nát lá tía tô tươi, bọc vào tấm vải sạch và đắp lên vùng da bị tổn thương.
Lá chè xanh
Trong chè xanh có chứa chất khử khuẩn và chất chống oxy hóa nên loại lá này được sử dụng chữa trị rất nhiều bệnh lý do viêm nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng…
Vò nát lá chè xanh rồi lấy nước vệ sinh khu vực bị chốc lở sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần đều đặn sẽ cho kết quả khả quan.
Bồ công anh
Dùng bồ công anh kết hợp cùng kim ngân hoa, rau má, hạ khô thảo và hoa kinh giới để điều chế thành bài thuốc chữa bệnh chốc lở hữu hiệu.
Bạn cần sắc các vị thuốc kể trên để lấy nước uống. Uống liên tục trong 5-7 ngày nhằm đẩy lùi các biểu hiện của chốc lở.
Bồ kết
Chuẩn bị 8 quả bồ kết khô, 1 củ gừng tươi, 1 nắm lá chè xanh và 1 nhánh nghệ tươi rồi đun sôi, pha với nước tắm trong khoảng 1 tuần sẽ giúp bạn chữa bệnh chốc lở hiệu quả.
Nên rửa sạch các thành phần trước khi dùng để tránh các ảnh hưởng không mong muốn.
Giấm
Vừa có tác dụng làm sạch nhanh chóng vừa thúc đẩy sự lành lại của các tổn thương trên da, giấm là thành phần hữu ích trong hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở.
Cụ thể, người bệnh dùng 2 thìa giấm hòa với một ít nước ấm rồi bôi lên vùng da bị bệnh, dùng băng gạc để phủ lên vết thương.
Tiến hành biện pháp này 2-3 lần để tổn thương trên da nhanh chóng lành lại.
Tỏi
Tỏi được đánh giá là một loại kháng sinh tự nhiên nhờ nó có tác dụng diệt khuẩn một cách hiệu quả.
Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên.
Bạn dùng 1 củ tỏi đập nhỏ và sao cùng 2 thìa dầu vừng, để nguội, lọc bỏ bã, lấy nước cốt đắp lên vùng da bị chốc lở.
Tuy nhiên không nên để quá 15 phút vì tỏi có thể gây nóng, bỏng rát cho da.
Khi nào cần đi thăm khám và điều trị bệnh chốc lở?
Các mẹo dân gian có công dụng nhất định trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng khi triệu chứng bệnh còn nhẹ.
Trong những trường hợp mắc bệnh chốc lở mà có biểu hiện nghiêm trọng dưới đây thì người bệnh cần đi thăm, khám và điều trị ngay:
- Các vết chốc lở lây lan trên diện rộng
- Tổn thương ngày càng sâu
- Ngày càng ngứa ngáy
Căn cứ vào tình trạng bệnh lý, người bệnh nên sáng suốt lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, có thể áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở hoặc chữa trị bằng thuốc Tây.
Đừng bỏ qua: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!