Lang ben có lây không? Phòng tránh như thế nào hiệu quả, an toàn?

Lang ben có lây không? Lang ben có nguy hiểm không? Làm sao để hết lang ben?… là những thắc mắc chung của rất nhiều người, khi phát hiện những triệu chứng bất thường của căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ này. Bài viết dưới đây camnangbendalieu.com sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề đó.

Trước khi tìm hiểu bệnh lang ben có lây không, bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng dự phòng.

Nguyên nhân bệnh lang ben bao gồm các yếu tố như:

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Người bị bệnh hoặc suy giảm chức năng của nội tạng
  • Lượng cortisone cao hơn so với người bình thường
  • Người được điều trị corticoides trong thời gian dài
  • Di truyền

Lang ben là dạng bệnh da liễu có nhiều nguyên nhân khác nhau

Lang ben là dạng bệnh da liễu có nhiều nguyên nhân khác nhau

Những điều kiện trên là các yếu tố có thể dẫn đến bệnh lang ben. Bên cạnh đó, căn bệnh còn được các bác sĩ cho là dễ phát bệnh trong các trường hợp khí hậu nóng ẩm, da bị ẩm, tiết mồ hôi nhờn nhiều, mặc trang phục bịt kín cơ thể…

Ngoài ra, người mắc bệnh Cushing, bị suy dinh dưỡng hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch có khả năng bị lây bệnh cao hơn.

Bệnh lang ben có lây không?

Bệnh lang ben có lây không? Các chuyên gia nhận định rằng bệnh lang ben có lây lan rộng. Không những thế, đây còn là một trong những căn bệnh rất mắc phải. Đối tượng mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi 20 – 35 tuổi. Vùng có khí hậu nóng ẩm là nơi phổ biến lang ben hơn so với các vùng khác.

Căn bệnh lang ben có tính lây lan cao và có 2 trường hợp lây lan chủ yếu, đó chính là lây từ vùng da bệnh sang vùng da lành và lây từ người có bệnh sang người bình thường.

Bệnh lang ben có lây không? là thắc mắc của nhiều người

Bệnh lang ben có lây không? là thắc mắc của nhiều người

Lây từ vùng da bệnh sang vùng da lành

Trong thời gian đầu mắc bệnh lang ben, căn bệnh chỉ biểu hiện qua một số nốt nhỏ nổi trên da. Các nốt này có thể có màu trắng, có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm.

Trong điều kiện thuận lợi, triệu chứng bệnh có thể từ một vùng nhỏ mà phát triển rộng ra hoặc lây san những vùng da lành khác trên cơ thể, tạo thành nhiều mảng lang ben diện tích lớn khiến cho căn bệnh trở nên khó trị hơn.

Lây từ người bệnh sang người bình thường

Trường hợp lây từ người bệnh sang người bình thường tương đối dễ thấy và thường xảy đến những người thân trong gia đình. Một số hành động khiến căn bệnh lây sang người bình thường trong nhà như:

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, xà phòng, áo quần, chăn gối nệm, bàn chải đánh răng, dao cạo…
  • Tắm chung.
  • Quan hệ vợ chồng.

Bên cạnh việc lây lan giữa những người trong nhà, bệnh lang ben còn có thể lây từ người bệnh sang những người khác ở hồ bơi công cộng. Do vậy, việc bệnh lang ben có lây không? – Các chuyên gia nhận định đây là điều khó có thể tránh khỏi và người bệnh cần nhận thức tốt để không lây sang những người khác trong quá trình điều trị.

Nên phòng tránh lây bệnh lang ben như thế nào?

Việc phòng ngừa bệnh lang beg là rất cần thiết và nên được chú ý bởi cả bệnh nhân lẫn người bình thường.

Người mắc phải bệnh lang ben nên tránh tiếp xúc với người thân, bạn bè và tránh đi đến những nơi như hồ bơi công cộng để không lây cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên mặc quần dài, áo dài tay khi đi ra đường để che phủ vùng da có bệnh.

Khi ở nhà, bệnh nhân nên mặc quần áo ngắn, thấm hút tốt để giữ cho da luôn khô ráo, mát mẻ.

Trong thời gian chữa bệnh cần tránh vận động ra nhiều mồ hôi và nên giữ vệ sinh thật kỹ.

Đối với người không mắc bệnh, có thể phòng tránh bị lây bệnh lang ben bằng cách tránh đi hồ tắm công cộng, giữ khoảng cách với người thân, bạn bè mắc bệnh lang ben, giữ vệ sinh cá nhân.

Làm sao để hết lang ben?

Ngoài câu hỏi lang ben có lây không, những thắc mắc liên quan đến việc điều trị cũng phổ biến không kém. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách nào chữa lang ben thì có thể tham khảo 2 phương án, đó là sử dụng thuốc tây y và áp dụng cách dân gian.

Điều trị lang ben bằng phương pháp dân gian

  • Chữa lang ben với rau răm

Rau răm ngoài công dụng làm gia vị trong nấu ăn thì loại rau này còn góp mặt trong nhiều bài chữa bệnh bằng thuốc nam. Rau răm có vị cay, mùi thơm đặc trưng, tính ấm và tính sát trùng. Rau răm thường được áp dụng cho các bài thuốc chữa rắn cắn, bí tiểu, bệnh trĩ và đặc biệt là chữa bệnh lang ben.

Việc trị lang ben với rau răm tương đối đơn giản. Bạn có thể hái rau răm hoặc tìm mua ở chợ, siêu thị. Sau khi rửa sạch, bạn giã nát rau răm và lấy chúng đắp lên vùng da bị bệnh, các vùng có mảng trắng.

Việc đắp thuốc điều trị tại nhà là cách chữa bệnh lang ben không được khuyến khích do có khả năng nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là giữ cho da không bị ẩm ướt. Quần áo nên chọn đồ ngắn, thoải mái.

Tránh môi trường nóng nực, tránh đổ nhiều mồ hôi, khi thời tiết nóng nực bạn nên dùng quạt hoặc ở phòng có điều hòa.

Quần áo, chăn gối nên được giữ khô thoáng, giặt giũ thường xuyên và bảo quản ở nhiệt độ thoáng mát.

Nên lau người thật khô mỗi khi tắm xong.

Không nên tiếp xúc nhiều với các thành viên trong gia đình khi chưa khỏi bệnh.

 Củ riềng giúp chữa bệnh lang ben

Củ riềng giúp chữa bệnh lang ben

  • Chữa lang beng với củ riềng tươi

Củ riềng là loài cây được dùng làm gia vị một cách phổ biến với vị cay, mùi thơm nồng. Củ riềng được xem là vị thuốc giảm đau hiệu quả, công dụng ôn trung, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và chữa một số loại bệnh như lang ben, hắc lào, phong thấp…

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Chuẩn bị 1 củ riềng già. Sau khi rửa sạch, bạn giã nhuyễn củ riềng và đắp lên vùng da bị bệnh. Áp dụng cách này 2 lần/ngày và liên tục 7 ngày.

Cách 2: Tương tự, bạn cũng rửa sạch và giã nhuyễn củ riềng. Sau đó, bạn cho củ riềng và một ít nước cốt chanh vào chung rồi đun nóng hỗn hợp này. Bạn dùng một miếng vải mềm, sạch để thấm hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng da bị bệnh (có thể thay thế bằng 1 miếng bông y tế). Cách này cũng nên được thực hiện 2 lần/ngày và thực hiện trong 7 ngày.

Điều trị lang ben bằng phương pháp tây y

Mặc dù phương pháp trị lang ben theo dân gian được đánh giá cao do nguyên liệu tự nhiên, cách làm đơn giản, không gây tác dụng phụ… nhưng lại không có hiệu quả nhanh chóng như thuốc tây y.

Bạn có thể áp dụng các loại thuốc tây y chữa bệnh lang ben sau:

  • Thuốc bôi tại chỗ: BSI, ASA, Antimycose, kem Nizoral…
  • Thuốc uống: Ketoconazol 200 mg, Itraconazole 100 mg.

 Nizoral cream 5g là thuốc trị lang ben hiệu quả từ tây y

 Nizoral cream 5g là thuốc trị lang ben hiệu quả từ tây y

Đối với thuốc bôi, kem Nizoral không gây đau rát, khó chịu và nên được sử dụng trong 3 tuần.

Đối với thuốc uống, bạn có thể dùng 1 viên Ketoconazol 200 mg/ngày (uống trong 10 ngày) hoặc dùng 2 viên Itraconazole 100 mg/ngày (uống trong 7 ngày).

Thời điểm uống thuốc thích hợp là khoảng 15 phút sau khi ăn. Trước khi tìm mua thuốc và sử dụng thì bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Sau khi hoàn tất điều trị lang ben, bạn có thể tìm mua dầu gội Nizoral shampoo dùng tắm gội 1 lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp để giảm khả năng tái phát bệnh.

Mong rằng bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh lang ben có lây không và biết thêm phương pháp phòng tránh, điều trị bệnh… Chúc bạn áp dụng thành công và sớm chữa khỏi bệnh.

Tìm hiểu ngày: 2 Cách trị lang ben cho hiệu quả tốt được bác sĩ khuyên dùng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo