Bệnh lang ben là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh lang ben là gì? Có nguy hiểm không? là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên bởi đây là đối tượng dễ mắc các bệnh da liễu. Câu hỏi của bạn Hồng Minh là một trong rất nhiều câu hỏi về bệnh lang ben được gửi đến Cẩm nang bệnh da liễu.

Nhiều người cảnh báo khi là sinh viên ở ký túc xá không bị ghẻ thì cũng bị lang ben, hắc lào…gần đây một số bạn trong phòng của em có một vài vết loang ở mặt không biết bị bệnh gì. Em thấy rất giống bệnh lang ben nhưng không chắc lắm vì gần giống như bị ăn nắng hay bị dị ứng gì đấy. Cho em hỏi vậy lang ben là gì ạ?

Hồng Minh (20 tuổi)

Bệnh lang beng là gì?

Lang ben là một bệnh da liễu nhiễm vi nấm tự nhiên ký sinh trên dan. Bệnh do nấm Malassezia furfur gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên gây ra. Bệnh gặp chủ yếu ở người trẻ ở lứa tuổi 15-17, sau tuổi trung niên tỷ lệ mắc giảm do ở tuổi này sự bài tiết của tuyến bã đã giảm.

Bệnh lây lan nhanh từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác qua trực tiếp và gián tiếp. Vì thế những người sống ở các khu tập thể, khu trọ là những người dễ bị mắc lang ben nói riêng và các bệnh da liễu nói chung.

Triệu chứng lang ben

Tổn thương da lang ben để lại thường là các dát giảm sắc tố tức lá trắng hơn da bình thường hoặc đôi khi là sẫm hơn da bình thường hoặc vết hồng da. Các vết này có hình thù loang lổ, bề mặt thương tổn cỏ vảy mịn như phấn.

Nếu dùng dao cùn cạo có thể vảy mụn tróc ra rõ hơn đây là dấu hiệu vỏ bào.

Các vị trí thường gặp là những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn hơn vùng da khác như lưng, giữa ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai và hàm dưới).

Lang ben có nguy hiểm không? 

Lang ben là bệnh không nguy hiểm, lang ben chỉ gây châm chích khi nóng nực. Ngứa ít hoặc không ngứa, vì thế, bệnh ít khi điều trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy như vùng da lưng.

Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ vì thế bệnh nhân thường không điều trị sớm lang beng dẫn đến thể lan rộng. Chính sự mất thẩm mỹ nhất là ở vùng mặt sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống như tự ti trong giao tiếp.

Nguyên nhân bị lang ben

Lang ben là một bệnh da liễu phổ biến với thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam. Nguyên nhân gây lang ben là do vi nấm tấn công lớp da biểu bì nhưng kèm theo đó là một sô nguyên nhân xúc tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó không thể không kể đến những yếu tố sau: Khí hậu nóng, ẩm ướt, ra nhờn do mồ hôi tiết ra nhiều,…

Điều kiện để phát bệnh là da bị nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực ra nhiều mồ hôi, mặc quần áo quá kín…

Mắc bệnh Cushing là một loại bệnh nội tiết.

Do suy giảm miễn dịch

Suy dinh dưỡng.

Những yếu tố trên làm bệnh dễ phát sinh.

Bệnh còn có yếu tố di truyền, nếu cha mẹ bị bệnh thì con cái cũng dễ bị bệnh.

Những quan niệm sai lầm về lang ben

Một số quan niệm như lang ben là do “ăn nắng” hay chỉ những người vệ sinh kém mới mắc bệnh…tất cả đều sai lầm. Thực tế, lang ben là nấm ngoài da do một loại vi nấm có tên là Pityrosporum ovale gây nên và bất cứ ai đều có thể mắc phải.

Rất nhiều bệnh ngoài da có thương tổn tương tự như lang ben như bệnh phong, bệnh bạch biến, bệnh hắc lào. Do đó, để tránh nhầm lẫn bạn cần có cách phân biệt trước khi đến khám bác sĩ chuyên khoa bằng cách xét nghiệm tìm vi nấm. Từ đó sẽ có cách điều trị phù hợp nhất.

Cách trị bệnh lang beng hiệu quả nhất

Cách xác định bệnh lang ben là soi trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylen sẽ thấy những tế bào nấm men tròn. Khi xác định chính xác bệnh lang ben có thể dùng một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh lang ben dưới hai dạng là thuốc bôi và thuốc uống toàn thân. Cụ thể gồm:

– Thuốc bôi tại chỗ: Dung dịch ASA hoặc BSI

Các loại thuốc này là những loại thuốc truyền thống đã từng được dùng nhưng hiệu quả thấp, dễ tái phát nếu dùng đơn độc, vì thế, nên kết hợp với các loại thuốc khác.

Ngoài ra, chúng còn có một số tác dụng như kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da, vì vậy, không dùng cho trường hợp da mỏng, nhạy cảm và diện rộng.

Chỉ nên bôi ngày 1 lần vào buổi tối và chia ra bôi từng vùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

– Thuốc bôi dạng kem, dạng mỡ: Bôi thuốc khi bề mặt da đã sạch, khô và không có mồ hôi. Bôi đều và để hở khoảng 30 phút rồi mặc quần áo để tránh thuốc dính vào quần áo để tránh lãng phí thuốc, mất tác dụng. Bôi ngày 2 lần.

Thuốc có thể gây dị ứng nhẹ.

– Thuốc uống toàn thân kháng nấm như: nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol…), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin.

Cần lưu ý một số tác dụng phụ mà thuốc uống kháng nấm có thể xảy ra ví dụ như thuốc Ketoconazol rất độc với gan, vì thế, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan trước khi điều trị.

Hay như thuốc allylamin dù hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và ít gây độc cho gan nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn thị giác.

Trong đó các loại thuốc trên thì Itraconazol, fluconazol ít độc với gan và hiệu quả hơn. Trong khi đó, Griseofulvin là thuốc uống chống nấm rẻ tiền hơn nhưng không bằng hai loại thuốc ở nhóm trên.

Nếu lang ben lan rộng nhiều chỗ, bệnh nhân nên uống thêm thuốc viên ketoconazol, mỗi ngày uống 200 mg, uống trong 10 ngày liền.

Lưu ý:

Trong quá trình điều trị thuốc có thể gây tăng nhạu cảm ánh sáng của da vì thế nên tránh nắng. Nên uống thuốc sau khi ăn, uống với nhiều nước.

Để điều trị lang ben hiệu quả cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi.

Bôi liên tục cho đến khi da lành, sau đó tiếp tục bôi thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát.

Một số bài thuốc trị lang ben bằng dân gian

Các bài thuốc dân gian trị bệnh ngoài da rất nhiều, với lang ben có 4 cách trị được nhiều người áp dụng và có hiệu quả gồm:

Dùng củ giềng

Dùng 20 gam riềng tươi, giã nát, ngâm trong 200ml giấm thành rồi bôi lên da. Sau khi thương tổn đã hết cần bôi tiếp thêm hai tuần nữa để trị dứt điểm.

Dùng rau răm

Dùng lá rau răm tươi xát trực tiếp lên vùng da bị lang ben hoặc giã nát rau răm ngâm cùng rượu để bôi. Bôi ngày 2-3 lần.

Dùng chuối tiêu xanh

Cắt quả chiếu tiêu còn xanh trên cây để có nhiều nhựa rồi xát lên vùng da bị lang ben. Làm liên tục trong 7 ngày, ngày làm 203 lần.

Cây ké đầu ngựa

Băm nhỏ cây cho vào nồi đun sôi cho đến khi còn 1/3 số nước thì chắt ra. Sau đó để thêm nước lấy thuốc thức hai. Sau đó trộn 2 mẻ nước với nhau chia làm 3-4 lần uống, uống trong ngày.

8 lưu ý nhất định phải ghi nhớ để ngăn ngừa bệnh lang ben

Dù điều trị kịp thời thì lang ben vẫn có thể tái phát rất dễ dàng vì thế không thể chủ quan mà bỏ qua các biện pháp phòng ngừa. Với những bệnh nhân cũng nên có ý thức phòng tránh cho những người xung quanh. Mọi người hãy ghi nhớ 8 điều dưới đây để không bao giờ bị lang ben và phòng tránh lang ben tái phát.

– Nên mặc đồ thoáng, chất liệu cotton đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

– Thường xuyên tắm rửa, thay đồ hằng ngày.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo.

– Quần áo và chăn màn phải phơi nắng cho khô, tránh dùng đồ ẩm ướt.

– Không nên tắm bằng xà phông, sữa tắm mà nên dùng chanh để tắm.

– Không nên chà xát da quá mạnh.

– Khi bệnh đã lành phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăm màn bằng cách luộc ở nước sôi 100 độ C trong 15 phút.

Bệnh lang ben tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, vì vậy cách tốt nhất là điều trị tận gốc và không để bị tái phát.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo