Hiện tượng nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại không?
Khi bạn thấy những vết sưng xuất hiện trên làn da mỏng manh của bé giống như mụn trứng cá, đừng quá bất ngờ, hiện tượng nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là hết sức bình thường. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích trong bài viết ngày hôm nay của chúng tôi!
>>> Tư vấn cách trị viêm da mụn trứng cá hiệu quả
>>> Những cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ hai tháng đến một tuổi. Bé trai bị mụn trứng cá thường xuyên hơn bé gái.
Mặc dù gọi chung là mụn trứng cá nhưng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh rất khác với mụn trứng cá ở người lớn.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mụn trứng cá.
Theo đó, mụn trứng cá sơ sinh xuất hiện trong vòng sáu tuần đầu tiên sau khi trẻ sinh ra. Nó trông giống như những vết sưng đỏ, là các mụn có đầu màu trắng nổi trên mặt hoặc cơ thể của trẻ sơ sinh.
Tình trạng nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh gần như không cần phải điều trị. Phần lớn các trường hợp, mụn trứng cá sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng.
Tuy nhiên cũng đã có trường hợp mụn trứng cá kéo dài tới khi trẻ hai tuổi và thậm chí có thể kéo dài hơn.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá cho trẻ sơ sinh?
Hiện nay, y khoa chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng mụn trứng cả ở trẻ sơ sinh nhưng nhìn chung, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguồn gốc là các yếu tố gây ra mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên.
Cụ thể, nội tiết tố androgen trong cơ thể kích thích tuyến bã nhờn tạo ra nhiều dầu hơn. Dầu thừa dồn ứ tại lỗ chân lông và tạo ra các tạp chất gọi là comedones. Vi khuẩn trên da xâm nhập vào các lỗ chân lông này và gây kích ứng, khiến lỗ chân lông bị viêm, viêm nang lông.
Điều này không có nghĩa là em bé của bạn bị mất cân bằng hormone. Hầu hết cơ thể trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá có nồng độ hormone bình thường, chỉ là so với các trẻ khác, trẻ bị mụn trứng cá sơ sinh quá nhạy cảm với các hormone này.
Vi khuẩn sẽ trú ngụ tại các lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá.
Một số ít trường hợp trẻ sơ sinh nổi mụn trứng cá được xác định là có nồng độ hormone cao bất thường dẫn tới hiện tượng dậy thì. Khi đó, em bé sẽ có sự phát triển to lên bất thường ở vú hoặc tinh hoàn, tăng cường mọc lông nách hoặc lông mu.
Khi thấy các hiện tượng trên ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa chuyên về nội tiết.
Đôi khi, hiện tượng mụn trứng cá ở trẻ là do di truyền. Em bé bị mụn trứng cá thường có cha mẹ thường xuyên bị mụn trứng cá.
Điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với hiện tượng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là “chờ đợi”. Vì hầu hết các trường hợp mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh đều biến mất mà không cần điều trị. Đây cũng là điều mà bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên áp dụng, đặc biệt là trường hợp mụn xuất hiện ít.
5 mẹo điều trị mụn trứng cá cho bé ngay tại nhà
- Nhẹ nhàng làm sạch da mặt của bé, đặc biệt là sau khi cho bé ăn. Sử dụng khăn mềm và nước thường hoặc xà phòng không có mùi thơm khi cần thiết.
- Đừng chà xát vào da vì làn da của bé rất mỏng manh. Đừng tẩy tế bào chết hoặc rửa mạnh vì sẽ không làm sạch mụn mà còn gây kích ứng da.
- Đừng động, chạm hay cố nặn mụn. Hãy để nó tự lành.
- Tuyệt đối không tự tìm hiểu, mua thuốc điều trị cho bé mà không được bác sĩ chỉ định.
- Trao đổi với bác sĩ nhi khoa về hiện tượng mụn trứng cá của bé.
Luôn làm sạch làn da của bé là cách tốt nhất trị mụn trứng cá.
Thuốc trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Nếu mụn trứng cá xuất hiện nhiều và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng một số thuốc cho bé. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh được điều trị theo cách tương tự như với mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn là:
- Benzoyl peroxide
- Retinoids dạng bôi
- Kháng sinh dạng bôi
- Erythromycin dạng uống (không phổ biến)
- Isotretinoin (rất hiếm khi sử dụng, chỉ dùng trong trường hợp quá nghiêm trọng)
Một số chuyên gia cho rằng trẻ em bị mụn trứng cá khi còn nhỏ có nhiều khả năng sẽ bị mụn trứng cá nghiêm trọng hơn khi vào tuổi thanh thiếu niên.
Do đó, khi con bước vào tuổi dậy thì, bạn nên theo dõi sát sao những thay đổi trên da của con. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy cho con đi khám bác sĩ da liễu ngay.
Đọc ngay: Cảnh báo nguy cơ hủy hoại da nghiêm trọng do bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!