Hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhất

Thuốc điều trị bệnh da liễu hiện nay rất đa dạng từ Tây y đến Đông y, thực phẩm chức năng…Câu hỏi đặt ra là dùng thuốc điều trị bệnh da liễu nào để bệnh nhanh khỏi và kiểm soát được bệnh tốt nhất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Bệnh da liễu là gì?

Theo Tiến sĩ Trần Văn Tiến – Phó Viện trưởng Viện da liễu Quốc gia cho biết, da có nhiệm vụ che chở, bảo vệ cơ thể và có liên quan mật thiết với các bộ phận khác trên cơ thể. Đây cũng là nơi phản ánh tình trạng các cơ quan nội tạng, các tuyến nội tiết…Vì vậy bệnh da liễu rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.

Tác nhân gây bệnh có thể do từ bên ngoài tác động, do rối loạn bên trong cơ thể cũng có những bệnh chưa xác định được căn nguyên.

Xem thêm chi tiết về: Bệnh da liễu

Cách điều trị bệnh da liễu?

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh ngoài da cần phải có chẩn đoán chính xác, lựa chọn thuốc và các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh cụ thể và từng giai đoạn phát triển của bệnh. Vì vậy ngay khi thấy các triệu chứng liên quan đến bệnh ngoài da bệnh nhân cần đến khám tại các bệnh viện, cơ sở khám trị bệnh uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh da liễu bao gồm: Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân và kết hợp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Các cách điều trị đang được áp dụng hiện nay gồm có dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y và công nghệ cao.

Tuy nhiên, nhiều bệnh da liễu vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu có thể kể đến như bệnh vảy nến, da bọng nước tự miễn…

Chi tiết các cách điều trị bệnh da liễu

Các nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu

Theo Tiến sĩ Trần Văn Tiến, thuốc trị bệnh da liễu có thể chia thành các nhóm chính gồm:

  • Nhóm thuốc bôi tại chỗ
  • Nhóm thuốc chống ngứa
  • Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn
  • Nhóm thuốc chống nấm
  • Thuốc điều hòa ức chế miễn dịch
  • Thuốc điều trị nguyên nhân
  • Thuốc y học cổ truyền
  • Ánh sáng trị liệu
  • Nhóm các thuốc nâng cao thể trạng

….

Cụ thể:

1. Thuốc bôi ngoài da

Hầu hết các bệnh ngoài da đều phải dùng đến loại thuốc này. Thuốc bôi ngoài da cũng rất phong phú, đa dạng và có nguồn gốc khác nhau.

Các dạng thuốc bôi ngoài da thường dùng:

  • Thuốc dạng kem: Đây là các loại thuốc có chứa hai thành phần gồm 2 dầu và nước có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh da liễu như ngứa ở giai đoạn bán cấp và thẩm mỹ ví dụ kẽm oxýt 10%.

  • Thuốc mỡ: Là dạng thuốc bôi ngoài có thành phần pha dầu và hoạt chất có tác dụng làm mềm da, tăng khả năng hấp thu của da. Thuốc thường dùng trong giai đoạn mạn tính, không dùng dạng thuốc mỡ khi tổn thương ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy nước. Các loại thuốc thường dùng salysilic 5%, Daivonex, Panoxyl 5-10…
  • Thuốc hồ: Có tác dụng làm thoáng da, giảm viêm, giảm sung huyết, chống ngưng tụ huyết, kàm khô da, thích hợp cho tổn thương ở giai đoạn bán cấp. Có thể kể đến một số loại hồ Brocq, hồ nước, hồ tetraped…
  • Thuốc bột: Có thể kể đến thuốc bột talc. Tác dụng làm dịu da, giảm viêm, làm khô da.
  • Dung dịch: Đây là các dung môi lỏng hoặc hòa tan trng nước. Có loại dung dịch trong nước và trong cồn. Thuốc có tác dụng nhất thời trong giai đoạn cấp tính. Các dung dịch màu nên bôi vào chiều tối, tránh nắng. Một số loại dung dịch thường dùng gồm Jarish, Lugol, Milian, Caslellani…
  • Dạng gel: Được sử dụng nhiều với ưu điểm bôi nhanh khô, cảm giác dễ chịu, dễ sử dụng.
  • Thuốc Corticoids bôi ngoài: Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, nên dùng loại có tác dụng vừa và nhẹ, dùng trong thời gian ngắn, giảm liều.

Tác dụng phụ không mong muốn gồm có giãn mạch, đỏ da, nhiễm trùng, teo da, mọc lông.

Xem thêm cách dùng thuốc điều trị bệnh da liễu

2. Thuốc chống ngứa (Kháng histamin)

Các kháng histamin được sử dụng chống ngứa, chống dị ứng cho nhiều bệnh da dưới các dạng bôi tại chỗ, uống và tiêm. Thuốc có tác dụng xâm nhập được qua hàng rào máu não gây ức chế thần kinh trung ương nên có tác dụng an thần và buồn ngủ.

Hiện nay có 3 thế hệ kháng histamin H1 đang được sử dụng gồm:

  • Kháng H1 thế hệ I có nhiều loại như: chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin, Brompheniramin, Diphenhydramin… Dùng để điều trị các bệnh da dị ứng, ngứa.
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ II gồm: cetirizin, loratadin, acrivastin…
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ III có: fexofenadin (Telfast), levocetirizin,…

Tác dụng phụ không mong muốn: gây mệt mỏi, chóng mặt, giảm trí nhớ. Chống chỉ định với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú.

Lưu ý: Bệnh nhân dùng kháng không được uống rượu.

3. Thuốc chống nấm

Thuốc chống nấm được chia làm 2 loại: Một, dùng tại chỗ và hai là dùng đường toàn thân.

  • Thuốc chống nấm tại chỗ (thuốc bôi): Dùng cho các trường hợp nhiễm nấm nông khu trú ở da và niêm mạc như: hắc lào, lang ben, trứng tóc, tưa miệng.
  • Thuốc chống nấm toàn thân: Dùng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm sâu hoặc nhiễm nấm da lan tỏa.

Các thuốc chống nấm tòa thân đang được dùng phổ biến gồm: Gốc azol (các dẫn chất của imidazol và triazol), griseofulvin, nystatin, amphotericin B.

Lưu ý: Các dẫn chất của imidazol thì không nên phối hợp với các thuốc kháng histamin H1 thế hệ II và III, các kháng sinh như rifampicin, isoniazid, bệnh nhân không nên uống rượu.

4. Thuốc y học cổ truyền

Nhiều bài thuốc y học cổ truyền rất hiệu quả với một số bệnh da liễu, tuy nhiên, cũng có một số loại được truyền miệng, đồn thổi trong dân gian chưa rõ nguồn gốc, thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả điều trị cần lưu ý.

  • Ưu điểm: Ít độc tố, đa số lành tính, dễ kết hợp với các loại thuốc tây.
  • Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu.

Xem Lương y Nguyên Ngọc Thụy (Hội Đông y) chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh da liễu.

5. Nhóm các thuốc nâng cao thể trạng

Có đến 90% các bệnh da liễu phải điều trị bằng các loại vitamin, khoáng chất được gọi là thực phẩm chức năng. Một số loại vitamin, khoáng chất được dùng trong điều trị bệnh da liễu như vitamin A, E, C và kẽm.

Xem video Bác sĩ Lê Thái Văn Thanh chia sẻ về bệnh da liễu phổ biến – Nấm da:

Nguyên tắc dùng thuốc điều trị bệnh da liễu

  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Bôi, uống đúng liều lượng bác sĩ đã kê đơn. Tránh lạm dụng do tâm lý nôn nóng muốn nhanh khỏi bệnh.
  • Không bôi lên vùng da lành.
  • Kết hợp dùng thuốc và phòng tránh các tác nhân gây bệnh.

Bệnh da liễu rất đa dạng vì thế  thuốc điều trị bệnh da liễu cũng rất phong phú. Việc sử dụng thuốc cần phù hợp với từng loại bệnh, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bệnh. Bệnh nhân nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để điều chỉnh kịp thời.

Bình luận (0)

  1. Hà Thị Thu says: Trả lời

    Thuốc có trị dứt điểm không ạ 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo