Bệnh vảy nến dù nặng đến đâu cũng “không cánh mà bay” chỉ nhờ loại cây dân dã này

Muồng trâu là loại dược liệu có vị đắng, hăng nhưng có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng rất tốt. Loại cây này có thể giúp người dùng thanh lọc cơ thể từ bên trong, giải độc tố, kháng viêm, sát trùng, nhờ đó ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm ngoài da khá hiệu quả.

>> Vừa uống, vừa tắm nước trà xanh đúng cách mỗi ngày, Vảy nến chẳng sớm thì muộn cũng “rời bỏ” bạn!

>> Hành hoa – Từ gia vị quen thuộc đến “thuốc thần” trị vảy nến

Vảy nến là một bệnh mãn tính về da hay mắc phải ở nhiều đối tượng. Khi mắc bệnh, mọi người thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu do sự xuất hiện của những mảng màu đỏ, tróc vảy và để lại nhiều thương tổn trên da. Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương thiêng.

Những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da trên toàn bộ cơ thể. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh bởi đa số họ đều cảm thấy xấu hổ vì mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của da.

Khi không may mắc phải căn bệnh này, ngoài việc sử dụng thuốc, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như dùng lá lốt, dầu dừa, hay điển hình nhất là “trông cậy” vào cây muồng trâu. Không ít người áp dụng cách thức điều trị bệnh vảy nến bằng cây muồng trâu và đã đạt được những kết quả rất khả quan.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

điều trị bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh mãn tính về da hay mắc phải ở nhiều đối tượng

Muồng trâu là loại cây như thế nào?

Muồng trâu (cây muồng xức lác, cây lác…) thuộc dạng cây thân thảo, lá kép giống hình lông chim, mọc đối xứng với nhau. Hoa muồng trâu có màu vàng nghệ, khá to, đặc biệt là nó có mùi tương đối khó chịu. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng các bộ phận của cây như lá, cành, hạt, rễ để làm thuốc. Bạn dễ dàng có thể tìm thấy loại cây này ở những vùng nông thôn.

Theo Đông y, muồng trâu là loại dược liệu có vị đắng, hăng nhưng có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng rất tốt. Loại cây này có thể giúp người dùng thanh lọc cơ thể từ bên trong, giải độc tố và có khả năng kháng viêm, sát trùng, nhờ đó ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm ngoài da khá hiệu quả.

Điều trị bệnh vảy nến bằng cây muồng trâu

Khi điều trị bệnh vảy nến, mọi người thường sử dụng lá và ngọn non của cây muồng trâu bởi đây là 2 bộ phận có chứa chất chống viêm, sát trùng. Khi sử dụng trị bệnh, nó sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc tố từ bên trong. Điều quan trọng là nó giúp kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương.

điều trị bệnh vảy nến bằng cây muồng trâu

Điều trị bệnh vảy nến bằng cây muồng trâu

Để sử dụng cây muồng trâu điều trị bệnh vảy nến, các bạn sẽ thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy lá và ngọn non cây muồng trâu rồi rửa thật sạch, có thể ngâm qua nước muối để giúp loại bỏ hết các bụi bẩn. Sau đó bạn để ráo cả hai nguyên liệu.

Bước 2: Giã nát lá và ngọn non để lấy nước cốt

Bước 3: Dùng bông gòn thấm nước cốt vừa chiết được rồi thoa đều lên các vùng da bị vảy nến. Sau đó, bạn hãy để yên cho da thấm đều khoảng 45 phút tới 1 tiếng rồi nhẹ nhàng rửa sạch với nước. Với cách thức này, bạn nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày trong 1 khoảng thời gian sẽ thấy bệnh có những chuyển biến rõ rệt.

Một số người còn trộn nước cốt từ cây muồng trâu với dung dịch kem thuốc trị bệnh hắc lào để bôi lên vùng da bị vảy nến. Tuy nhiên đây lại một sự kết hợp hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia, các bạn không nên tự ý phối hợp giữa thuốc tây y và thảo dược vì nó có thể khiến chúng ta không những không khỏi bệnh mà còn làm da bị tổn thương nặng hơn.

Một số công dụng chữa bệnh khác của cây muồng trâu

Ngoài việc sử dụng để điều trị bệnh vảy nến, cây muồng trâu còn có rất nhiều công dụng khác. Cụ thể là:

  • Chữa nấm ngoài da, dị ứng da

Để chữa nấm ngoài da, dị ứng da, mọi người hãy lấy lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

  • Chữa nóng gan, táo bón

Bạn có thể giã nát lá muồng trâu tươi lấy nước uống hoặc dùng lá khô để sắc lấy nước dùng theo công thức:

– Cách 1: Đun 20g lá muồng trâu với 1 lít nước rồi uống 1 cốc trước khi đi ngủ.

– Cách 2: Sắc 20g muồng trâu, 20g chút chít, 6g đại hoàng với 500ml nước. Uống hàng ngày và liên tục trong khoảng 5 ngày.

điều trị bệnh vảy nến như thế nào

Cây muồng trâu có thể được sử dụng để chữa táo bón

  • Chữa hắc lào, ghẻ

Bạn hãy dùng lá muồng trâu tươi giã nát với ít muối rồi xát vào vết ghẻ. Hoặc bạn có thể lấy nước cốt bôi lên chỗ bị hắc lào, ghẻ.

  • Chữa thấp khớp

Bạn hãy sắc 40g muồng trâu, 30g vòi voi, 20g tang ký sinh, 20g quế chi, 20g dứa dại, 20g rễ cỏ xước rồi uống ngày 1 thang. Uống liên tục như vậy trong 7-10 ngày

  • Chữa đau cổ viêm họng

Để chữa đau cổ họng, bạn hãy nghiền nát lá muồng trâu sau đó lọc lấy nước. Khi uống bạn nên pha loãng với nước lọc.

Lưu ý: Khi sử dụng cây muồng trâu để chữa bệnh, các bạn không nên sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt những người có tỳ vị hư hàn (thường bị lạnh bụng, tiêu chảy) thì không nên uống lá muồng trâu vì sẽ dễ bị tiêu chảy.

Thanh Loan (TH) 

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo