Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì? Dùng như thế nào?

Theo thống kê của ngành da liễu, cứ 100 người có 15-20 người bị dị ứng nổi mề đay với nhiều biểu hiện cấp tính nguy hiểm. Việc dùng thuốc trị mề đay dị ứng rất phức tạp bởi dùng không đúng cách càng khiến bệnh nặng hơn. Vậy dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì? những loại thuốc nào được dùng trong điều trị mề đay dị ứng?

>> Xem thêm: Bài thuốc GIA TRUYỀN giúp cả GIA ĐÌNH thoát khỏi bệnh dị ứng thời tiết!

Cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

1. Thuốc trị dị ứng mề đay cấp tính

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị Da liễu, điều trị mề đay cấp tính sử dụng các loại thuốc như sau:

– Trường hợp nhẹ sử dụng kháng histamin H1 như:

Bảng so sánh hai thế hệ của thuốc kháng histamin đang được dùng phổ biến hiện nay.

  • Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên
  • Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên
  • Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên

– Trường hợp nặng phối hợp histamin H1 với corticoid

  • Corticoid (uống hay tiêm) dùng trong trường hợp mề đay cấp, nặng hoặc có phù thanh quản và một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp lực khống đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường.
  •  Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: được chỉ định khi có phù mạch cấp tính.
  • Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2

2. Thuốc chống dị ứng mề đay mạn tính

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường (Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai) nguyên tắc điều trị mề đay mãn tính là kiểm soát triệu chứng với các thuốc ít độc tính nhất có thể gồm thuốc kháng histamin và kháng leukotrien.

Một số thuốc ức chế miễn dịch có thể gây tác dụng phụ chỉ sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc trên.

Cụ thể:

-Thuốc kháng histamin

Các dẫn xuất của thuốc kháng histamin thế hệ 2 hiện đnag được sử dụng nhiều nhất hiện nay thường dùng bao gồm:

  • Ccetirizin
  • Levocetirizin
  • Loratadin
  • Desloratadin và fexofenadin

Thuốc dùng đều đặn hàng ngày trong giai đoạn đầu thay vì chỉ uống khi có triệu chứng. Các dẫn xuát này có thể kiểm soát triệu chứng ở phần lớn từ 80-90% bệnh nhân.

– Thuốc kháng leukotrien

Các loại thuốc kháng leukotrien được thử nghiệm trong điều trị nhiều loại bệnh dị ứng khác nhau trong đó có mày đay mạn tính. Một số loại thuốc được sử dụng phối hợp với các thuốc kháng histamin giúp kiểm soát triệu chứng bệnh mề đay không đá ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần gồm:

  • Montelukast
  • Zafirlukas

– Thuốc Corticoid

Sử dụng trong trường hợp mày đay mạn tính không đáp ứng với các thuốc trên, tuy nhiên, điều trị kéo dài có thể gây tác dụng phụ như loãng xương, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày…Vì vậy, những trường hợp nặng nên cân nhắc điều trị một đợt corticoid uống liều thấp ngắn ngày (trong 1-2 tuần).

Các dẫn xuất corticoid được dùng điều trị mày đay mạn tính gồm:

  • Dexamethason
  • Prednisolon
  • Methylprednisolon…

– Thuốc Ciclosporin

Theo BS Nguyễn Hữu Trường, đây là loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng nhiều trong điều trị chống thải ghéo, bệnh lí tự miễn dịch, nhưng có thể cân nhắc dùng trong điều trị mề đay mạn tính khi bệnh nhân không đáp ứng được các thuốc kháng histamin và kháng leukotrien cũng như bệnh nhân lệ thuộc vào corticoid.

Đối với ciclosporin ở liều 2-4 mg/kg/ngày được chứng minh là đáp ứng tốt với mày đay mạn tính dai dẳng. Tuy nhiên, nên thận trọng do độc tính của thuốc khá cao đối với thận.

Lưu ý: Dù bị mề đay dị ứng do nguyên nhân gì thì việc bị dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì? uống như thế nào? cần theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc, tránh các tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, nguyên Phó Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cũng khuyến cáo: “Người bệnh bị dị ứng nổi mề đay không được tự ý sử dụng các thuốc kể trên, chúng là “con dao hai lưỡi” mà lười nào cũng sắc. Đơn cử là trưởng hợp sử dụng quá liều Corticoid dẫn tới suy thận mà biểu hiện làphù mặt, sạm da, mỏi mệt, đau hai khớp háng, trứng cá mọc nhiều đột ngột, vô cùng nguy hiểm”.

Chúng ta đều biết mề đay là bệnh mãn tính, thuốc Tây khó lòng trị dứt điểm. Chính vì lý do đó cùng với xu hướng sống xanh, càng nhiều người tìm tới phương pháp chữa dị ứng, mề đay bằng y học cổ truyền.

Theo đó, hiện nay nhà thuốc Đỗ Minh Đường đang điều trị bệnh mề đay bằng bài thuốc Nam gia truyền gần 150 năm tuổi. Bài thuốc là sự phối kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ: Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, thuốc bổ gan dưỡng huyết và bổ thận giải độc mang lại hiệu quả điều trị 3 trong 1:

  • Điều trị triệu chứng bệnh mề đay cấp, mãn tính

  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng, dịu cơn ngứa

  • Hồi phục chức năng gan thận, tăng cường sức đề kháng cơ thể ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc trị mề đay Đỗ Minh Đường

Lương y Tuấn lưu ý người bệnh: “Nam dược trị bệnh dựa theo nguyên tắc điều hòa âm dương, vì vậy phải kiên trì, không được nóng vội. Dựa vào thể trạng của mỗi người mà chúng tôi sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Nhưng thông thường thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng là bệnh sẽ dứt điểm hoàn toàn, không tái phát”.

Nếu bạn đang bị mề đay và từng thử qua rất nhiều phương pháp điều trị nhưng tình trạng vẫn không cải thiện thì hãy liên hệ qua địa chỉ:

Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

– Địa chỉ HN: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Hotline/Zalo: 024 6253 6649 – 0963 302 349

– Địa chỉ HCM: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hotline/Zalo: 028 3899 1677 – 0938 449 768

– Website: http://dominhduong.com

– Email: lienhe@dominhduong.com

– Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường

Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo